| Hotline: 0983.970.780

Gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Thứ Ba 27/12/2022 , 15:14 (GMT+7)

Lào Cai tận dụng thế mạnh địa phương, hướng đến nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Dứa Mường Khương được chế biến sâu ngay tại địa phương thay vì bán đổ buôn cho thương lái. Ảnh: H.Đ

Dứa Mường Khương được chế biến sâu ngay tại địa phương thay vì bán đổ buôn cho thương lái. Ảnh: H.Đ

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050; Đề án số 01 của Tỉnh ủy về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025 và các Nghị quyết của HĐND tỉnh Lào Cai về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp.

Trong đó, tỉnh Lào Cai tập trung quy hoạch, phát triển vùng sản xuất hàng hóa 6 ngành hàng chủ lực (chè, dược liệu, chuối, dứa, quế, chăn nuôi lợn), 2 lĩnh vực là phát triển kinh tế đồi rừng và ngành hàng tiềm năng địa phương. Khuyến khích liên kết, tập trung đất đai, hình thành vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp đủ nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho cơ sở chế biến.

Đồng thời, duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt từ 4 - 5%/năm, giá trị sản xuất trồng trọt đến năm 2030 đạt 6.800 tỷ đồng. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Cơ cấu lại sản xuất trồng trọt theo nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm chủ lực địa phương gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Tập trung chuyển đổi hình thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại an toàn sinh học để hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hướng đến xuất khẩu; áp dụng công nghệ xử lý phế, phụ phẩm theo hướng nông nghiệp tuần hoàn. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đến năm 2030 đạt trên 5.000 tỷ đồng.

Tăng cường chế biến các sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm OCOP phục vụ du khách và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục phát triển nuôi hiệu quả các đối tượng truyền thống và các loài thủy sản có giá trị kinh tế, cá đặc sản, cá nước lạnh; giá trị sản xuất ngành thủy sản đến năm 2030 đạt 1.400 tỷ đồng.

Đến năm 2025, toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng theo đúng quy định của Luật đất đai, Luật lâm nghiệp.

Bố trí sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất rừng phòng hộ, đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên và đất di tích, danh thắng để bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học, phát triển bền vững.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.