| Hotline: 0983.970.780

Giấc mơ Việt Nam của tôi

Thứ Ba 21/01/2014 , 09:18 (GMT+7)

Tôi sinh ra ở Điện Bàn, Quảng Nam. Tôi bắt đầu cuộc đời sinh viên du học ở Bỉ năm 1960.

Tôi sinh ra ở Điện Bàn, Quảng Nam. Tôi bắt đầu cuộc đời sinh viên du học ở Bỉ năm 1960. Tôi thích bay bổng trời sao nên ngành chọn ngành Hàng không Không gian. Nhưng thấy các bạn mình chọn nguyên tử lực thì tôi cũng tiếc. Vì vậy, khi làm luận văn ra trường tôi lại chọn đề tài vật lý nguyên tử.

Tôi may mắn được ông Baudouin de Veubeke, một giáo sư nổi tiếng, nghiên cứu vật lý không gian lâu năm, tu nghiệp từ Mỹ về hướng dẫn. Ông cho tôi bài toán chấn chỉnh quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo phóng lên. Loại bài toán thay đổi thông số, hoặc ta chọn quỹ đạo elip, quỹ đạo xa hay gần trái đất. Tôi khai thác hết các quỹ đạo có được và cải tiến cả các quỹ đạo người ta đã làm. Từ luận văn của mình, tôi được ông chú ý, đối đãi thân tình và muốn chọn tôi đào tạo làm người kế cận, thay ông sau này. Khi tôi tốt nghiệp, ông mời làm trợ lý, cơ hội trở thành giáo sư tại Bỉ. Tôi đã từ chối vì giấc mơ Việt Nam. Ông lại cho tôi cơ hội học nghiên cứu sinh 2 năm.


GS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi đã phần nào thực hiện được giấc mơ Việt Nam của mình

Hai năm sau, năm 1966, chương trình kết thúc, chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội nhất. Ông giới thiệu tôi vào Trung tâm Hàng không không gian châu Âu. Tuy nhiên, hồ sơ bị từ chối vì tôi đã từng biểu tình chống Mỹ trước đại bản doanh NATO. Tôi tiu nghỉu đi về, trở thành người thất nghiệp. Trưởng khoa Xây dựng của trường Đại học Liège cũng thích tôi ở lại khoa. Thế là thay vì tính toán máy bay hàng không, thì tôi tính toán cầu đường. Tôi say mê các nghiên cứu khoa học. Những nghiên cứu khoa học trong những năm ấy, mới đây với sự ủng hộ của Trường Đại học Tôn Đức Thắng (năm 2012) đã xuất bản thành cuốn sách hai tập tổng cộng 900 trang.

Giấc mơ Việt Nam trở lại khi Xuân Bính Thìn 1976, sau khi đất nước thống nhất. Tôi là một trong những thành viên của đoàn Việt kiều châu Âu đầu tiên trở về quê hương. Cuộc trở về này cũng cho tôi cơ hội gặp được người phụ nữ - bạn đời của tôi đã gần 40 năm qua. Tôi rất được Chính phủ ưu ái. Tôi cũng gặp rất nhiều trẻ em nghèo khó sau chiến tranh. Tôi nhớ tuổi thơ của mình và tự đặt ra câu hỏi, mình phải làm gì thiết thực cho Việt Nam? Giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ tiếp cận, đuổi kịp thế giới là điểm mạnh của tôi.

Năm 1977, tôi đã xin tài trợ của Đại học Liège, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký giấy mời tôi về mở khóa đặc biệt giảng dạy về “Tính toán các cấu trúc bằng phương pháp phần tử hữu hạn” do Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước tổ chức. Phần mềm tính toán cấu trúc mà tôi mang về thỉnh giảng và chuyển giao công nghệ là tổng hợp những công trình nghiên cứu khoa học cụ thể của 20 tiến sĩ tại Bỉ.

Sau lý thuyết, đến thực hành, máy tính của Liên Xô tại Hà Nội không thể đọc chương trình. Lúc đó có 1 máy tính IBM 360 của Mỹ để lại ở Sân bay Tân Sơn Nhất (TP. HCM). Bộ Quốc phòng chuẩn bị một chuyên cơ chở tôi và 30 môn đệ vào Sài Gòn. Mỗi ngày chúng tôi vào Tân Sơn Nhất thực hành.

Tuy nhiên, đây là máy tính với chức năng quản lý máy bay, còn phần mềm của tôi là tính toán khoa học. Máy tính lúc đó chưa có thiết bị đầu vào trực tiếp mà vẫn còn chạy băng từ. Chương trình của tôi gọi cả ngàn chương trình con nên máy không “đọc” được. Tôi yêu cầu thay 5 cái card đầu đọc cho máy chấp nhận hoạt động nhưng các sĩ quan tin học tại chỗ không xử lý được.

Tôi đề nghị tìm nhân viên quản lý máy IBM cũ tới. Là nhân viên của chế độ cũ nên khi trở lại nơi này, thái độ cậu thanh niên trẻ rất nhút nhát. Tuy nhiên, sau một lúc thì máy hoạt động. Nhờ vậy khóa học đã rất thành công. Buổi liên hoan kết thúc tôi có yêu cầu mời anh kỹ thuật vi tính ấy. Tuy nhiên, bữa tiệc vẫn không có mặt cậu ấy. Tôi rất buồn! Người ta trả lời tôi là có đến nhà tìm nhưng người nhà bảo đã đi rồi, không biết đi đâu!

Xin mở ngoặc là sau này tôi sang Congo thỉnh giảng đại học 4 năm. Một ngày vào một cửa hàng của máy tính IBM tại thủ đô Kinshasa thì tôi gặp lại anh chàng này. Tôi mới biết ngày tổ chức bữa tiệc anh đã trốn và vượt biên sang Mỹ tiếp tục làm việc cho IBM. Nhớ Việt Nam khí hậu ấm áp anh xin sang Congo công tác và chúng tôi lại gặp nhau ở cái xứ xa lắc tại châu Phi này!

Đến năm 1979, tôi về VN khảo sát lần nữa. Cuộc sống lúc ấy, cả nước ăn bo bo. Gạo ở miền Tây không thể đưa về thành phố. Dạy tính toán cao siêu làm gì khi mà bụng đói. Ước mơ dạy học, chuyển giao công nghệ… đành tạm gác lại. Việc đầu tiên trở lại Bỉ, tôi làm đơn xin vào quốc tịch Bỉ. Sau 19 năm ở châu Âu, tôi vẫn rất nghèo, kiếm được bao nhiêu tiền tôi làm báo, biểu tình, tuyên truyền đấu tranh đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc…

Năm 1986, Đại hội 6, Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra chính sách đổi mới. Và Việt Nam có đổi mới. Giấc mơ Việt Nam của tôi sống lại. Lúc này tôi là giáo sư trưởng khoa, có kinh nghiệm 4 năm về hợp tác quốc tế. Từ vị trí này, tôi có điều kiện thực hiện giấc mơ Việt Nam của mình. Sau một thời gian thực hiện các dự án nhỏ (1990-1994), năm 1995, tôi nghĩ ra phương thức mới mà ở Bỉ chưa có: đào tạo du học tại chỗ. Thay vì đưa sinh viên đi du học thì tổ chức những lớp đào tạo tại nước phát triển, đưa giáo sư sang dạy chương trình của châu Âu, chất lượng do các trường châu Âu kiểm tra nhưng sinh viên học tại đất nước mình, tránh việc tìm cách ở lại nước ngoài, chảy máu chất xám…

Cuối năm 1995, Trung tâm đào tạo cao học Bỉ - Việt ở TP.HCM đã chính thức khởi động. Mô hình hợp tác mới với các trường đại học quốc tế ra đời. Đến năm 1998 một trung tâm tương tự được sáng lập, cộng tác với Đại học Bách khoa Hà Nội. Đã có trên 100 giáo sư, tiến sĩ quốc tế ủng hộ chương trình về Việt Nam giảng dạy. Họ có chung với tôi một tâm huyết là phải giúp các nước phát triển mà đặc biệt Việt Nam, một đất nước chiến tranh liên miên.

Tính đến nay tôi đã mở được 20 khóa đào tạo khoa học (8 ở Hà Nội và 12 tại TP. HCM) với trên 700 học viên theo học. Trong đó có 318 học viên đạt bằng thạc sĩ quốc tế (Bỉ) và nhận bằng Đại học Liège; hơn 80 sinh viên Việt Nam sang châu Âu thực tập với bằng cấp của Bỉ, đã có 60 học viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại các nước tiên tiến; tổ chức cho hơn 40 giáo sư Việt Nam sang châu Âu cải tiến nghiệp vụ.

Tôi đã phần nào thực hiện được giấc mơ Việt Nam của mình!

GS.TS Nguyễn Đăng Hưng tốt nghiệp kỹ sư kỹ thuật hàng không không gian (Liège, 1966), Tiến sĩ khoa học đặc biệt về khoa học ứng dụng (1984), Giáo sư thực thụ, Chủ nhiệm bộ môn Cơ học Phá hủy thuộc Khoa Kỹ thuật Hàng không Không gian, Bỉ (LTAS-ULg, 1985-2006).

Hiện nay là Giáo sư danh dự thực thụ trường Đại học Liège (2006), Phó Chủ nhiệm Ban Điều hành lâm thời CLB Khoa học và Kỹ thuật Việt kiều (OVSD-Club), Tổng Giám đốc sáng lập DNTN Công nghệ Thông tin Hưng Việt, Cố vấn của trường Đại học Việt Đức, Đại học Tôn Đức Thắng...

Suốt quá trình hoạt động khoa học ông nhận được nhiều khen thưởng như: Huy chương Lao động hạng nhất của Chính phủ Bỉ (1996). Được vinh danh là một trong 12 người nước ngoài làm cho nước Bỉ đổi thay (tuần báo VIF-EXPRESS, 16/7/1999). Ông cũng nhận được nhiều bằng khen của UBND TP.HCM và của Bộ Ngoại giao, Chính phủ Việt Nam  khen thưởng cho kiều bào có công với đất nước.

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm