| Hotline: 0983.970.780

Giải oan cho ong mật

Thứ Ba 05/08/2014 , 10:35 (GMT+7)

Các nhà khoa học nông nghiệp phía Nam đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu liệu ong mật có làm giảm năng suất lúa hoặc có mang môi giới nhện lông nhung truyền bệnh chổi rồng trên chôm chôm và nhãn? Kết quả, con ong mật hoàn toàn được giải oan...

SỰ CỐ HY HỮU

Ngày 26/7 vừa qua, hơn 100 người dân xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) mang theo gậy gộc, dao rựa, bình xịt đến tấn công trại ong của Cty Ong mật Bình Phước mới di chuyển về địa phương.

Hậu quả là 19 thùng trong tổng số 260 thùng ong đã bị chết. Giải thích cho việc làm trái luật của mình, những nông dân xã Nghĩa Lâm cho biết họ buộc phải làm như vậy vì lúa vừa trổ mà đàn ong lại đến bu lấy phấn nên làm cho ruộng của họ thất thu. Không những đập phá, xịt thuốc diệt côn trùng phá hủy 19 thùng ong, mà họ còn đòi bồi thường, buộc chủ ong phải di chuyển đàn ong khỏi địa phương.

Thực ra chuyện đuổi ong ở Quảng Ngãi đã âm ỉ lâu nay, Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cũng từng nhận được đơn kêu cứu của các chủ ong ở Đồng Nai, Lâm Đồng khi họ di chuyển đàn ong về các huyện Trà Bồng, Sơn Tịnh.

Trước đó cũng đã lan truyền thông tin rằng ong mật là côn trùng môi giới mang nhện lông nhung gây bệnh chổi rồng trên nhãn cũng như trên ruộng lúa vào giai đoạn lúa trỗ, ong bám trên bông lúa để lấy phấn hoa làm thất thu năng suất lúa. Từ đó, nông dân đã không ngần ngại sử dụng hóa chất BVTV nhằm tiêu diệt đàn ong để bảo vệ vườn nhãn khỏi bị bệnh chổi rồng cũng như bảo vệ năng suất lúa.

MÔI GIỚI GÂY BỆNH CHỔI RỒNG?

Để có một khuyến cáo khách quan và khoa học, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam phối hợp với Trường Đại học Tiền Giang cùng với Chi cục Bảo vệ thực vật 7 tỉnh/thành vùng ĐBSCL tiến hành cuộc khảo sát “Tìm hiểu sự liên quan giữa ong mật, nhện lông nhung truyền bệnh chổi rồng trên nhãn” và “Ảnh hưởng của ong mật lấy phấn hoa giai đoạn trỗ đến năng suất lúa”.

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách đếm số nhện lông nhung trên cây nhãn và trên cơ thể ong của 79 vườn nhãn ở giai đoạn ra hoa và có bệnh chổi rồng tại 30 xã/thị trấn, 18 quận/huyện thuộc 7 tỉnh ở Nam bộ.

 Ngoài số cá thể ong bắt bằng vợt tại vườn nhãn, mẫu ong mật còn được thu thập tại 190 thùng ong nuôi trong vườn nhãn bị bệnh chổi rồng ở 13 xã, 1 quận và 8 huyện của 7 tỉnh này để đếm số lượng nhện lông nhung trên cơ thể ong mật.

Kết quả phân tích thấy tất cả 79 vườn nhãn được thu mẫu ong có tỷ lệ bệnh chổi rồng biến động từ 3-70%. Các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp có tỷ lệ bệnh cao lần lượt là: 20-60, 5-70 và 5-40%. Mật số nhện lông nhung (con) trên lá nhãn biến động từ 2-106 con, mật số trung bình con/lá: 45,7 con.

Số lượng mẫu ong thu thập trên các vườn nhãn là 3.945 con. Kết quả phân tích trong phòng chỉ phát hiện có 1 con nhện lông nhung tại vườn nhãn (mẫu ở Đồng Tháp). Trên 1.860 mẫu ong mật được thu thập từ 190 thùng ong thì không phát hiện bất cứ nhện lông nhung nào.

Mô hình công nghệ sinh thái hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan rất đẹp trong nông thôn mới. Ở những khu vực ứng dụng chương trình này mà có nuôi ong mật thì ở bờ hoa và ruộng rất nhiều ong, sản lượng mật ong tăng lên rõ mà chưa có ai đi phun xịt đàn ong khi lúa trổ hay nông dân phản ảnh rằng ong mật làm hư hại lúa.

Như vậy trong tổng số mẫu là 5.805 con ong mật được thu thập từ 2 nguồn trên chỉ tìm được 1 con nhện lông nhung với xác suất là 0,00017. Điều này chứng tỏ rằng trong tự nhiên, khả năng ong mật mang nhện lông nhung làm lây lan bệnh chổi rồng trên nhãn rất khó xảy ra.

LÀM GIẢM NĂNG SUẤT LÚA?

Thực nghiệm được tiến hành ở Tiền Giang, nơi có nuôi đàn ong mật nhiều nhất, ngay thời điểm lúa trỗ, có rất nhiều ong mật tập trung trên hoa lúa để lấy phấn hoa với mật số biến động từ 200 đến 700 con trên m2.

Ở ruộng thí nghiệm được tiến hành 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức là 50 m2 (5x10m). Nghiệm thức 1: Có bao lưới vải màng nylon, nghiệm thức 2 hoàn toàn không phun thuốc, nghiệm thức 3: phun 3 lần thuốc cách nhau 3 ngày như Imidacloprid, Dragon để tiêu diệt ong. Thí nghiệm 3 lần nhắc lại cuối vụ thu hoạch mẫu so sánh năng suất (tấn/ha).

Kết quả: Ở nghiệm thức có bao vải màng năng suất bình quân là 6,750 tấn/ha, nghiệm thức không phun thuốc và không có bao vải màng là 6,825 tấn/ha, nghiệm thức có phun thuốc diệt ong là 5,455 tấn/ha.

Chênh lệch bình quân giữa nghiệm thức có phun thuốc và bao vải màng là 1.295 kg/ha và không phun thuốc (không bao vải màng) là 1.370 kg/ha. Điều này cho thấy nghiệm thức có bao vải màng có năng suất thấp hơn không bao là do thiếu ánh sáng, còn nghiệm thức phun thuốc lúc lúa trổ có năng suất thấp là do thuốc chứ không phải do ong mật, nghiệm thức để bình thường có năng suất cao nhất.

Cũng từ thí nghiệm này, qua quan sát thực tế thấy rằng khi nắng lên lúa bung nhụy và đưa các bao phấn ra ngoài 2 vỏ trấu thì ong mật đến đeo và lấy phấn chứ không bao giờ chúng chui vào bên trong 2 vỏ trấu, không làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn và thụ tinh của hạt lúa.

Trong một diễn biến khác, từ vụ ĐX 2010-2011, sau thành công tại 2 mô hình ở Cái Bè và Cai Lậy (Tiền Giang), Bộ NN-PTNT đã phát động rộng rãi “công nghệ sinh thái” bằng cách trồng hoa trên bờ ruộng lúa để hấp dẫn côn trùng. Đến nay đã có 5.293 hộ nông dân của 22 tỉnh, thành tham gia trên diện tích 4.240 ha.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ lúa đông xuân 'vui như tết' của nông dân Quảng Trị

Đến cuối tháng 4, nông dân Quảng Trị đã thu hoạch gần 60% diện tích lúa đông xuân, dự kiến sẽ kết thúc thu hoạch trước 10/5; năng suất đạt 6,1 - 6,2 tấn/ha.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm