| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp ‘dài hơi’ khơi dậy nội lực cho hợp tác xã vùng ĐBSCL

Thứ Sáu 07/04/2023 , 14:45 (GMT+7)

Cần Thơ Ngày 6/4, Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn hợp tác xã nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL, tìm giải pháp khơi dậy nội lực thành phần kinh tế quan trọng này.

Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN-PTNT), khoảng 10 năm trở lại đây, nhất là từ năm 2012 đến nay, khu vực kinh tế tập thể hợp tác xã trong nông nghiệp đã dần phát triển. Các hợp tác xã được đổi mới, phù hợp với mô hình hợp tác xã trên thế giới, thu hút được đông đảo nông dân tham gia bằng những lợi ích cả về kinh tế, xã hội, mang lại cho các thành viên.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN-PTNT) đánh giá, khoảng 10 năm trở lại đây, hợp tác xã trong nông nghiệp được đổi mới, thu hút được đông đảo nông dân tham gia. Ảnh: Kim Anh.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN-PTNT) đánh giá, khoảng 10 năm trở lại đây, hợp tác xã trong nông nghiệp được đổi mới, thu hút được đông đảo nông dân tham gia. Ảnh: Kim Anh.

Hiện nay, cả nước có trên 19.400 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động. Phần đông các hợp tác xã mới thành lập trong khoảng 5-7 năm trở lại đây. Xét về tài sản, vốn, quy mô thành viên và doanh thu còn nhỏ.

Theo PGS.TS Võ Hồng Tú, Trưởng Bộ môn Kinh tế - Xã hội – Nông thôn, Khoa Phát triển nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ, hiện nay vùng ĐBSCL có khoảng 41,5% hợp tác xã đang áp dụng sản xuất lúa gạo tiêu các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, tiêu chuẩn hữu cơ. Điểm mạnh của các hợp tác xã này là khả năng tiếp cận kỹ thuật mới khá tốt, nhiều hợp tác xã đã bắt đầu ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc. Nhiều hợp tác xã cũng triển khai các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH như mô hình lúa – cá ở tỉnh An Giang, Hậu Giang, hay mô hình tôm – lúa ở tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng.

Thông qua các hợp tác xã, các chủ trương, chính sách của ngành nông nghiệp được lan tỏa sâu rộng đến với nông dân. Đặc biệt là các quy trình sản xuất giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường, liên kết với doanh nghiệp, giúp khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, chia cắt và tự phát.

Điểm mạnh của các HTX hiện nay là khả năng tiếp cận kỹ thuật mới, bắt tay với doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất và truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Kim Anh.

Điểm mạnh của các HTX hiện nay là khả năng tiếp cận kỹ thuật mới, bắt tay với doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất và truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Kim Anh.

Tuy nhiên, ông Tú chỉ ra hạn chế hiện nay ở các hợp tác xã là đa phần cán bộ quản lý cao tuổi, hơn một nửa có độ tuổi trên 46, vì thế năng lực kinh doanh và ý thức đổi mới có thể giảm dần. Bên cạnh đó, một số giảng viên và cán bộ địa phương hỗ trợ cho sự phát triển của hợp tác xã lại có các chuyên môn khác nhau, đến từ nhiều cơ quan khác nhau. Điều này đòi hỏi cần có sự điều phối chặt chẽ từ các cơ quan chuyên môn có liên quan.

Tháng 7/2022 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL, giai đoạn 2021 – 2025.

Mục tiêu chung của đề án là nâng cao năng lực của các hợp tác xã, chủ động áp dụng các biện pháp thích ứng, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, tận dụng các cơ hội do BĐKH mang lại nhằm phát triển bền vững các hợp tác xã nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Trải qua gần 9 tháng triển khai đề án, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT ghi nhận nhiều kết quả khả quan. Trong đó, qua rà soát tại 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã xác định được 134 hợp tác xã nông nghiệp nằm trong vùng hỗ trợ từ Dự án VnSAT và 267 hợp tác xã/tổ hợp tác thuộc 6 tỉnh trong lưu vực hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé đủ năng lực, ưu tiên hỗ trợ để xây dựng các mô hình điểm trong đề án.

Nông dân bắt đầu quan tâm và đẩy mạnh trồng lúa thân thiện với môi trường. Ảnh: Kim Anh.

Nông dân bắt đầu quan tâm và đẩy mạnh trồng lúa thân thiện với môi trường. Ảnh: Kim Anh.

Hiện nay, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT đang phối hợp với một số tổ chức quốc tế xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn các hợp tác xã áp dụng biện pháp canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng học liệu điện tử đào tạo nghề cho hợp tác xã nông nghiệp. Đồng thời, triển khai các lớp học kinh doanh cho nông dân.

Song song đó, hiện nay các địa phương trong vùng đang triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hợp tác xã, phát triển các tổ khuyến nông cộng đồng để hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của các hợp tác xã. Đây là những giải pháp dài hơi góp phần vực dậy nội lực cho thành phần kinh tế được đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuỗi sản xuất lúa gạo cho khu vực ĐBSCL.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự nhiều hội nghị cấp cao tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác dự nhiều hội nghị cấp cao.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.