| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp bắt tay với Hợp tác xã tiêu thụ trái cây chủ lực

Thứ Năm 30/03/2023 , 17:13 (GMT+7)

Cần Thơ Ngày 30/3, Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo liên kết tiêu thụ các sản phẩm cây ăn trái chủ lực tại địa phương.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Chi cục Trồng Trọt và BVTV TP Cần Thơ, địa phương có gần 25 nghìn ha sản xuất cây ăn trái, cho sản lượng 194.507 tấn. Trong đó, chủ yếu cây xoài 3.374 ha, cây chuối 1.140 ha, sầu riêng 2.965 ha, mãng cầu 823 ha, mít 1.962 ha, măng cụt 300 ha, ổi 314 ha, vú sữa 1.482 ha, mận 1.791 ha, cam 1.068 ha, chanh 1.382 ha, bưởi 744 ha, nhãn 2.611 ha, chôm chôm 392 ha và cây trồng khác 4.241... Ngoài ra, diện tích trồng cây dừa là 1.534 ha. Hiện nay, ngành nông nghiệp đã xây dựng 10.392 ha vùng sản xuất cây ăn quả tập trung với sản lượng hàng năm đạt trên 110 ngàn tấn, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm gắn kết tiêu thụ, tăng lợi thế cạnh tranh.

Riêng với mặt hàng quả sầu riêng là một trong những sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, lợi nhuận hàng năm từ 200-250 triệu đồng/năm/ha. Tại Cần Thơ, trong những năm gần đây, cây sầu riêng cũng đang được phát triển và đầu tư với diện tích tăng từ 802 ha trong năm 2018, năm 2022 tăng lên 2.965 ha tập trung chủ yếu tại Phong Điền, Thới Lai và Ô Môn…các giống nông dân trồng chủ yếu giống sầu riêng Ri6 chiếm trên 86% trồng tại các nhà vườn. 

Nông dân trồng cây ăn trái ở Cần Thơ vui mừng được cấp mã số vùng và được liên kết với doanh nghiệp để xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân trồng cây ăn trái ở Cần Thơ vui mừng được cấp mã số vùng và được liên kết với doanh nghiệp để xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ cho biết, tính đến thời điểm hiện tại Cần Thơ có tổng số mã số vùng trồng được cấp là 52 mã số, trên 25 vùng trồng với tổng diện tích trên 403 ha và 323 hộ tham gia. Đối với mã số cơ sở đóng gói đã được cấp là 4 mã số tại 2 cơ sở.

Kết quả đăng ký hồ sơ cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, riêng vùng trồng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã phê duyệt hồ sơ của 34 vùng trồng sầu riêng với tổng diện tích 846,94 ha và 1.080 nông hộ tham gia. Kết quả sẽ được Cục BVTV thông báo sau khi nước nhập khẩu kiểm tra, phê duyệt. Đối với cơ sở đóng gói, Cục BVTV đã phê duyệt hồ sơ cho 4 cơ sở đóng gói. Kết quả sẽ được Cục BVTV thông báo sau khi nước nhập khẩu kiểm tra, phê duyệt. Cụ thể, quận Cái Răng 1 cơ sở (Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ).

Theo bà Hiếu, để cấp mã số vùng trồng cho nông dân thuận lợi ngành nông nghiệp luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho nông dân về việc đăng ký và làm các thủ tục để sớm có mã số vùng trồng cho các địa phương và và cơ sở đóng gói. Đây được xem là giấy thông hành cho ngành hàng cây ăn trái ở Cần Thơ xuất khẩu vươn xa hơn nữa.

Ông Lê Trung, đại diện Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Đầu tư phát triển Vạn Hòa (TP.HCM) cho biết: Công ty chuyên thu mua và xuất khẩu sầu riêng và ớt sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt trong năm nay được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đã hỗ trợ công ty trong việc liên kết với HTX, Tổ hợp tác và bà con nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao  nhằm phục vụ xuất khẩu. Từ đó giúp doanh nghiệp có lợi nhuận và bà con sản xuất cây ăn trái cũng tăng thu nhập cao hơn so với cách sản xuất truyền thống trước đây chưa có thực hiện chuỗi liên kết.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ cho biết, TP Cần Thơ đang đẩy mạnh khuyến khích các địa phương xúc tiến, tổ chức liên kết, chuyển dịch cơ cấu sản xuất để nâng cao giá trị, tích hợp đa giá trị sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cùng nhau kết nối, tiêu thụ nông sản chủ lực của Cần Thơ để đem lại giá trị kinh tế, ổn định đời sống, thu nhập của người dân.

Mới đây lô sầu riêng của TP Cần Thơ được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mới đây lô sầu riêng của TP Cần Thơ được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Nghiêm, bà con nông dân trên địa bàn hiện nay rất cần sự liên kết với các doanh nghiệp, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Thông qua hội nghị lần này, các bên sẽ tiếp cận thông tin, nhu cầu của nhau để cùng nhau kết nối trên quan điểm cùng hài hòa lợi ích, cùng chia sẻ rủi ro để tất cả cùng có lợi. Đối với mặt hàng trái cây của Cần Thơ hiện nay đang được thương lái thu mua tại vườn.

Ngoài ra, một số tổ chức kinh tế tập thể, hộ nông dân đã bước đầu thực hiện liên kết tiêu thụ, cung cấp trái cây cho các cơ sở bán lẻ ở trung tâm thành phố hoặc tiêu thụ thông qua hình thức du lịch sinh thái vườn. Hiện nay, có 49 HTX, Tổ hợp tác, câu lạc bộ với diện tích 945 ha có nhu cầu liên kết với các công ty, doanh nghiệp.

Ngành nông nghiệp Cần Thơ đã vận động nông dân thực hiện sản xuất các vùng chuyên canh rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày theo quy trình sản xuất xuất VietGAP nhằm tạo nguồn nguyên liệu bền vững và tạo được thương hiệu riêng để dễ dàng tiếp cận với thị trường tiêu thụ. Từ việc sản xuất vùng chuyên canh gắn với mã số vùng trồng đã giúp cho nông dân dễ dàng tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật mới nhằm giúp giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận.

HTX sản xuất trái cây ký kết hợp đồng với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

HTX sản xuất trái cây ký kết hợp đồng với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhân dịp này Sở NN-PTNT TP Cần Thơ còn tổ chức cho 4 doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ trái cây của 4 HTX trên địa bàn TP Cần Thơ như: Công ty TNHH DVTM xuất nhập khẩu Vina T&T ký hợp đồng với HTX vườn cây ăn trái Trường Khương A với sản lượng 220 tấn/năm vú sữa; Công ty Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu ký hợp đồng với HTX Tân Thành Trung với sản lượng sầu riêng R6 gần 800 tấn/năm; Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Ánh Dương Sao ký hợp đồng với HTX Nông nghiệp Tân Lộc Sản lượng 200-300 tấn/năm nhãn idor; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Đầu tư phát triển Vạn Hòa ký kết hợp đồng với Tổ hợp tác Mận Tân Lộc với sản lượng Mận An Phước từ 60-80 tấn/năm.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 2] Hỗ trợ tái đàn lợn sau dịch

Dịch tả lợn Châu Phi tạm lắng, tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ người dân nhanh chóng tái đàn, sớm vực dậy ngành chăn nuôi vốn khánh kiệt khi dịch bệnh càn quét nhiều tháng qua.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.