| Hotline: 0983.970.780

Giải quyết bài toán kinh tế cho người lao động hậu đại dịch covid 19

Thứ Tư 01/06/2022 , 17:48 (GMT+7)

68% lực lượng phi lao động thất nghiệp sau đại dịch Covid-19. Chính vì thế, để giải quyết việc làm cho người lao động cần phải có các giải pháp, cơ chế phù hợp.

Sáng 31/5, ban Kinh tế Trung ương tổ chức họp báo về Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư tại Hà Nội. Chủ trì cuộc hội thảo là đại diện lãnh đạo ban Kinh tế Trung ương; lãnh đạo các Bộ liên quan và lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh.

 Ông Nguyễn Thành Phong - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo.

 Ông Nguyễn Thành Phong - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, cho biết: "Diễn đàn kinh tế năm nay là nơi trao đổi ý kiến, sẻ chia các quan điểm giữa đại diện các ban ngành, bộ, Trung ương, địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, doanh nghiệp và đại diện của một số tổ chức quốc tế để từ đó có thêm căn cứ tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các chủ trương chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh bình thường mới".

Nhiều câu hỏi từ các cơ quan báo chí và các đại diện trực tuyến đưa ra cho các lãnh đạo Bộ xoay quanh các vấn đề: giải pháp hỗ trợ người lao động sau đại dịch, các vấn đề nội hàm kinh tế, chuyển dịch chuỗi cung ứng lao động, tự chủ kinh tế trong bối cảnh mới được đưa ra mổ sẻ ngay tại hội thảo.

Bàn về vấn đề đưa lao động ổn định trở lại sau đại dịch Covid-19, ông Đoàn Ngọc Xuân - Vụ trưởng Vụ Xã hội ban Kinh tế Trung ương, cho biết: “Theo thống kê, trong 56 triệu lao động tại Việt Nam, có 32% lao động chính thức, số còn lại là lao động phi chính thức. Lao động phi chính thức không có hợp đồng lao động, không ổn định, lấy ngắn nuôi dài, không có bảo hiểm xã hội mà phải tự nguyện nộp”.

Tuy chịu nhiều phần thiệt thòi nhưng lao động phi chính thức đóng góp rất đáng kể trong phát triển kinh tế, khoảng 10-15% GDP. Khi đại dịch Covid-19 xảy ra vào thời điểm năm ngoái, họ không còn thu nhập, trở nên thất nghiệp, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn… dẫn đến cảnh phải bồng bế nhau rời khởi những thành phố lớn để về quê. Do đó, những vấn đề liên quan đời sống, an sinh của lực lượng lao động phi chính thức luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm bằng những chính sách.

Đối với kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp, Thứ trưởng Trần Quốc Phương phát biểu: 'Năm 2021, có Nghị quyết 105 và nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Đến nay chương trình phục hồi kinh tế tiếp tục có những mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã có những kết quả ban đầu. Đơn cử chính sách thuế thực hiện ngay từ đầu năm (giảm thuế, thông qua hỗ trợ gói 40.000 tỷ).

Đối với kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp, Thứ trưởng Trần Quốc Phương phát biểu: “Năm 2021, có Nghị quyết 105 và nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Đến nay chương trình phục hồi kinh tế tiếp tục có những mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã có những kết quả ban đầu. Đơn cử chính sách thuế thực hiện ngay từ đầu năm (giảm thuế, thông qua hỗ trợ gói 40.000 tỷ).

Tuy nhiên, vẫn có tín hiệu đáng mừng. Trong thời gian qua, số lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch đã giảm 3,5 triệu người so quý trước; tình hình thiếu việc làm được cải thiện đáng kể với số lao động có việc làm tăng trở lại; tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,42%; lực lượng lao động tăng ngay cả khi số ca nhiễm Covid-19 vẫn tăng cao.

Một số chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế - xã hội đang được Quốc hội xem xét tại các phiên họp nhằm đưa ra các gói kích cầu đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, việc quy hoạch hợp lý các ngành nghề như dệt may, giày dép chuyển từ thành phố lớn về các địa phương để tạo việc làm tại chỗ cho người lao động.

Toàn cảnh cuộc họp báo.

Toàn cảnh cuộc họp báo.

Các vấn đề trên sẽ được bàn, tham luận kĩ hơn tại Phiên toàn thể - tọa đàm cấp cao “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gần với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới” diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều quan chức lãnh đạo của Bộ, ban, ngành để tìm ra đáp số chung cho bài toán kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong thời kì bình thường mới.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm