| Hotline: 0983.970.780

Giảm tần suất báo cáo lượng gạo tồn kho

Thứ Hai 06/01/2025 , 15:24 (GMT+7)

Từ 1/3/2025, các thương nhân xuất khẩu gạo chỉ còn phải báo cáo Bộ Công thương, Sở Công thương về tồn kho thóc, gạo định kỳ hàng tháng, thay vì hàng tuần như hiện hành.

Định kỳ trước ngày 05 hàng tháng, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo báo cáo về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho. Ảnh minh họa. 

Định kỳ trước ngày 05 hàng tháng, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo báo cáo về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho. Ảnh minh họa. 

Theo quy định tại Nghị định 107 năm 2018 của Chính phủ, thương nhân xuất khẩu gạo phải báo cáo Bộ Công thương về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho theo từng chủng loại định kỳ hàng tuần. Việc này để tổng hợp số liệu phục vụ điều hành.

Tuy nhiên, tại Nghị định 01 năm 2025 vừa được Chính phủ ban hành, các thương nhân xuất khẩu mặt hàng này chỉ còn phải báo cáo Bộ Công thương, Sở Công thương về tồn kho thóc, gạo định kỳ trước ngày 05 hàng tháng. Cùng với đó, họ phải gửi bản sao báo cáo cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam để tổng hợp số liệu. Quy định mới sẽ được áp dụng từ 1/3.

Các doanh nghiệp cần đảm bảo dự trữ gạo bắt buộc, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về kho, cơ sở xay, xát thóc và gửi báo cáo định kỳ. Trong 45 ngày kể khi được cấp phép, UBND tỉnh, thành phố phải chỉ đạo Sở Công thương hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh thực tế.

Các trường hợp không thực hiện đúng quy định tại nghị định này có thể sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận. Cụ thể, Bộ Công thương sẽ xem xét thu hồi giấy phép với doanh nghiệp không nộp báo cáo sau 45 ngày kể từ khi cơ quan này gửi văn bản đôn đốc.

Nhà chức trách cũng thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu với các thương nhân kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc có gian lận khác để được cấp phép.

Điểm mới trong Nghị định 01 quy định thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện và được cấp giấy chứng nhận có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, các thương nhân này sẽ chỉ được ủy thác hoặc nhận ủy thác xuất khẩu từ các thương nhân khác có giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu. 

Nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện xuất khẩu gạo phải ủy thác cho các đơn vị khác với mức phí 1-5 USD mỗi tấn hàng, làm tăng chi phí xuất khẩu. Với quy định mới, các thương nhân xuất khẩu gạo không thể cho thuê giấy chứng nhận để thay mặt các bên không đủ điều kiện.

Xem thêm
Chọn phương án tối ưu để Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước dừng hoạt động

Chiều 6/1, Thủ tướng chủ trì phiên họp thảo luận việc kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Nông nghiệp Bình Dương đóng góp từ 18.000-19.000 tỷ đồng/năm

Năm 2024, ngành NN-PTNT tỉnh Bình Dương đạt nhiều thành tựu nổi bật, duy trì đóng góp từ 18.000-19.000 tỷ đồng/năm.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Điều tra việc đào bới trái phép mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát

Nơi an nghỉ của chúa Nguyễn Phúc Khoát bị kẻ xấu đào bới trái phép. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.