| Hotline: 0983.970.780

Giảm thiểu kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Thứ Hai 26/02/2024 , 19:00 (GMT+7)

Chiều 26/2, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trung tâm quốc tế giảm thiểu kháng kháng sinh Đan Mạch (ICARS).

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trung tâm quốc tế giảm thiểu kháng kháng sinh Đan Mạch (ICARS) chiều 26/2. 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Trung tâm quốc tế giảm thiểu kháng kháng sinh Đan Mạch (ICARS) chiều 26/2. 

Báo cáo về hoạt động nghiên cứu "Giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong nuôi cá tra và cá rô phi ở Việt Nam" do ICARS tài trợ, PGS.TS Đặng Thị Lụa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cho biết, đơn vị đã tích cực hợp tác với Đại học Cần Thơ và các bên liên quan triển khai văn kiện của dự án và đi đến một số thống nhất.

Theo đó, dự án được triển khai theo hướng hợp đồng hợp tác nghiên cứu với bốn hợp phần chính gồm hợp phần 1 là triển khai điều tra bài bản để hiểu về hiện trạng nuôi cá tra và cá rô phi ở khía cạnh các kỹ thuật nuôi, bệnh, sử dụng kháng sinh và vấn đề kháng kháng sinh cũng như một số biện pháp người dân đã áp dụng trong giảm thiểu kháng sinh. Dựa trên kết quả của hợp phần thứ nhất, phát triển hai hợp phần gồm áp dụng biện pháp giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong nuôi cá tra, nghiên cứu sử dụng vacxin, đối với nuôi cá rô phi áp dụng kỹ thuật sông trong ao (IPRS). Hợp phần 4 là nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về cơ chế, thể chế để giúp người nông dân giảm thiểu sử dụng kháng sinh.

ICARS đã tài trợ cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 Hợp đồng hợp tác nghiên cứu trong thời gian từ 2024-2026 với tổng kinh phi là 631.050 USD.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh việc sử dụng kháng sinh là vấn đề nhưng khi đưa vào xuất khẩu và tiêu dùng, tồn dư kháng sinh là một bài toán. Ảnh: Linh Linh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh việc sử dụng kháng sinh là vấn đề nhưng khi đưa vào xuất khẩu và tiêu dùng, tồn dư kháng sinh là một bài toán. Ảnh: Linh Linh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ NN-PTNT nhận thấy, đây là một trong những nguồn lực tài chính quan trọng và đã có văn bản chỉ đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 phối hợp với các Viện, trường Đại học và các đối tác liên quan của Việt Nam triển khai theo hình thức Hợp đồng hợp tác nghiên cứu về giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng cá tra và rô phi, trong đó cá tra là một loài chủ lực trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Bộ cũng yêu cầu Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện các hoạt động, phân bổ ngân sách, nộp thuế và thanh quyết toán, kiểm toán theo đúng yêu cầu của nhà tài trợ ICARS và quy định của phía Việt Nam, đồng thời Viện phải báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ NN-PTNT các kết quả triển khai Hợp đồng nghiên cứu theo từng năm và khi kết thúc. Bộ cũng yêu cầu Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Thú y là đơn vị quản lý nhà nước giám sát và phối hợp với Viện trong quá trình thực hiện Hợp đồng nghiên cứu và trao đổi với ICARS về những vướng mắc khi có phát sinh.

Việt Nam có 6.400ha nuôi cá tra với sản lượng khoảng 1,62 triệu tấn. Sau gần 25 năm, ngành cá tra đã trở thành ngành nuôi trồng chủ lực của ĐBSCL. Để dự án đầu tư này có hiệu quả, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị lưu ý một số nội dung.

Thứ nhất, việc sử dụng kháng sinh là vấn đề nhưng khi đưa vào xuất khẩu và tiêu dùng, tồn dư kháng sinh là một bài toán. Tại Việt Nam, vấn đề này do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường quản lý. Muốn đánh giá thực trạng, cần điều tra và đây sẽ là nguồn cung cấp dữ liệu vô cùng quan trọng.

Thứ hai, Bộ có chương tình về nuôi trồng thủy sản trong đó có đối tượng cá tra. Khi xây dựng chính sách, cần gắn với truyền thông chính sách. Để nhìn nhận cá tra có nhiều lát cắt, khía cạnh nhưng trong chỉnh thể thống nhất để phát triển cá tra cần tập trung vào giống, thức ăn, cơ sở nuôi trồng, thức ăn chăn nuôi, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, tồn dư kháng sinh.

Việt Nam có 6.400ha nuôi cá tra với sản lượng khoảng 1,62 triệu tấn. Sau gần 25 năm, ngành cá tra đã trở thành ngành nuôi trồng chủ lục của ĐBSCL. Ảnh: Quỳnh Chi.

Việt Nam có 6.400ha nuôi cá tra với sản lượng khoảng 1,62 triệu tấn. Sau gần 25 năm, ngành cá tra đã trở thành ngành nuôi trồng chủ lục của ĐBSCL. Ảnh: Quỳnh Chi.

“Chúng ta cần có nhìn cá tra là một chỉnh thế thống nhất. Như vậy việc đầu tư với số tiền 631.050 USD là một mảnh ghép cho sự phát triển bền vững của ngành hàng này”, Thứ trưởng nêu ý kiến.

GS. Anders Dalsgaard, Tư vấn Khoa học cao cấp ICARS giới thiệu, ICARS là một trong những tổ chức đầu tiên có sự hỗ trợ phát triển thủy sản Việt Nam. Ông chia sẻ đồng tình với ý kiến nhấn mạnh của Thứ trưởng về việc kiểm soát sử dụng kháng sinh và hoá chất trong nuôi trồng thủy sản là mảnh ghép để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Để các sản phẩm thủy sản được chấp nhận rộng rãi, xuất khẩu đến những quốc gia có yêu cầu cao, đây cũng là nội dung đóng vai trò quan trọng.

GS. Anders Dalsgaard, Tư vấn Khoa học cao cấp ICARS giới thiệu, ICARS là một trong những tổ chức đầu tiên có sự hỗ trợ phát triển thuỷ sản Việt Nam.

GS. Anders Dalsgaard, Tư vấn Khoa học cao cấp ICARS giới thiệu, ICARS là một trong những tổ chức đầu tiên có sự hỗ trợ phát triển thuỷ sản Việt Nam.

“Nếu nhìn nhận theo xu hướng này thì không chỉ sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản mà còn là sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt… cũng cần chú ý đến giảm thiểu sử dụng kháng sinh và hoá chất, để không chỉ đảm bảo yêu cầu xuất khẩu mà còn đảm bảo tiêu dùng trong nước. Vấn đề này liên quan đến nhiều bên và việc kết nỗi giữa các bên gồm doanh nghiệp, người dân và cơ quan quản lý là rất cần thiết. Chúng ta đã làm được một phần”, ông Dalsgaard chia sẻ.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh kỹ thuật sông trong ao (IPRS) đã rất phổ biến tại Việt Nam, vacxin được nhiều tập đoàn lớn sử dụng nhưng đáp ứng miễn dịch của vacxin vẫn còn hạn chế. Thứ trưởng cho biết, vấn đề cần tháo gỡ là giải pháp miễn dịch và sử dụng vacxin để nâng cao hiệu quả.

Đối với Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Giảm thiểu sử dụng Colistin trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam” do ICARS tài trợ, Bộ NN-PTNT đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Trung tâm Quốc tế ICARS.

Đan Mạch trong thời gian qua đã cử các chuyên gia cao cấp và nhiều kinh nghiệm sang tiến hành các hoạt động trong khuôn khổ dự án Giảm sử dụng Colistin trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam, tuy nhiên do tác động khách quan như đại dịch Covid-19 xảy ra nghiêm trọng trong hai năm 2021-2022 và do quy định mới về cơ chế quản lý tài chính của phía Việt Nam có sự thay đổi trong năm 2023 dẫn đến việc hoạt động của dự án bị ngừng lại.

Thứ trưởng đề nghị ICARS tiếp tục trao đổi, tìm hướng hợp tác nghiên cứu về giảm sử dụng kháng sinh và giảm thiểu kháng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, gia cầm

Thứ trưởng đề nghị ICARS tiếp tục trao đổi, tìm hướng hợp tác nghiên cứu về giảm sử dụng kháng sinh và giảm thiểu kháng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, gia cầm

Bộ đã chỉ đạo Cục Thủy sản và các đơn vị liên quan (Vụ Hợp tác quốc tế, Viện Chăn nuôi, Viện Thú y và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) tìm phương án chuyển đổi dự án sang hình thức Hợp đồng nghiên cứu, tuy nhiên do vướng mắc về cơ chế tài chính có sự khác nhau giữa cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị nghiên cứu của Việt Nam nên việc tiến hành theo hình thức này chưa khả thi. Bộ đồng ý với đề xuất của Cục Thú y, các đơn vị liên quan và đối tác ICARS sẽ đóng dự án trong năm 2024 để phù hợp với thời gian nếu tại Quyết định phê duyệt dự án.

Nhân dịp này, Thứ trưởng đề nghị ICARS tiếp tục trao đổi với Cục Thú y, các đơn vị liên quan tìm hướng hợp tác nghiên cứu về giảm sử dụng kháng sinh và giảm thiểu kháng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, gia cầm tại Việt Nam trong thời gian tới. Hiện nay, Cục Thủy sản là cơ quan chủ trì và đầu mối thuộc Bộ về triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, năm 2024 là năm cận kể kết thúc Kế hoạch hành động này và hướng tới xây dựng Kế hoạch hành động cho giai đoạn tiếp theo để hiện thực hóa chi tiết các nội dung trong Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn 2045 mới được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.