| Hotline: 0983.970.780

Giống khoai lang Nhật Bản

Thứ Ba 20/10/2009 , 10:38 (GMT+7)

Cây khoai lang Nhật Bản không chỉ là cây xoá đói giảm nghèo mà còn là mặt hàng XK có giá trị kinh tế cao.

* Nhắn cháu Dương Thị Triệu, Đông Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội

Tôi đã trả lời nhiều lần là các cơ quan có trách nhiệm đều trả lời là các trạm phát sóng điện thoại di động HF từ BTS không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người dân sống gần trạm đó.

Theo quy định mà Bộ trưởng Bộ BCVT ký ngày 15/6/2006 đã gửi tới các doanh nghiệp viễn thông về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3718-1:2005 thì khi lắp đặt trạm thu phát sóng điện thoại di động mặt đất (trạm thu phát thông tin di động), các doanh nghiệp viễn thông bắt buộc phải áp dụng TCVN 3718-1:2005: “Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số rađiô - Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz”.

Theo Vụ KH&CN - Bộ Bưu chính Viễn thông (cũ), đối với các trạm thông tin di động có công suất phát trung bình là 20W, tầm ảnh hưởng là trong phạm vi bán kính 8m tính từ tâm ăngten. Chiều cao trung bình hiện nay của các cột ăngten là 60m (nếu đặt trên mặt đất) và 15-20m (nếu đặt trên nóc nhà). Điều này sẽ giúp người dân sống gần các trạm phát sóng yên tâm hơn. Bộ Bưu chính Viễn thông (cũ), Bộ Y tế, và Bộ Khoa học - Công nghệ đã có văn bản kết luận về ảnh hưởng của sóng di động từ các trạm BTS đến sức khỏe người dân.

Bộ BCVT trong công văn số 115/BBCVT-KHCN nêu rõ: “Các tiêu chuẩn trạm gốc nói trên được áp dụng rộng rãi cho hơn 500 nhà khai thác ở 206 nước/vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, hiện phục vụ 1 tỷ thuê bao. Nhưng cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam chưa có bất kỳ trường hợp nào được ghi nhận là có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do sóng điện từ của trạm gốc thông tin di động đối với người sử dụng và người dân ở gần trạm gốc”.

* Nhắn cháu Nó Lình (Cao Bằng), cháu Hoa Mai, Vũ Hội, Vũ Thư (Thái Bình)

Tôi xin nhắc lại là chuyên mục này chỉ giải đáp các vấn đề thuộc kiến thức khoa học mà thôi. Các vấn đề về Pháp luật, Khuyến nông, Tư vấn gia đình xin gửi về các chuyên mục khác (theo địa chỉ đã ghi trên báo).

* Xin cho biết thông tin về giống khoai lang Nhật Bản?

Lê Thanh Bảy, Quỳnh Lâm, Quỳnh Phụ, Thái Bình

Giống khoai lang Nhật Bản được trồng rất sớm ở vùng Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Tại tỉnh này có một xí nghiệp chế biến do Nhật đầu tư để xuất khẩu sang Nhật (dùng làm thức ăn chứ không phải để... chống đói). Về sau được đưa về trồng thử ở vùng Đăk Buk So, huyện Đăk RLâp - Đăk Nông. Kết quả cho thấy rất thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của Đăk Nông và trở thành thứ cây trồng chủ lực đang được người dân Đăk Nông tập trung canh tác để xoá đói giảm nghèo và một phần để xuất khẩu. Từ đó đến nay, diện tích cây khoai lang Nhật Bản ở Đăk Nông đã không ngừng tăng lên.

Vào năm 2003 diện tích khoai lang Nhật Bản ở Đăk Nông mới chỉ ở mức 700 ha với sản lượng khoảng 5.726 tấn thì đến năm 2006, tổng diện tích khoai lang Nhật Bản trên địa bàn Đăk Nông đã tăng lên hơn 4.000 ha đạt sản lượng trên 42.000 tấn. Cây khoai lang Nhật Bản không chỉ là cây xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số mà còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.

Những năm qua, nhiều hộ gia đình ở Đăk Nông đã thu lãi vài trăm triệu đồng từ giống khoai lang Nhật và sản phẩm khoai lang của Đăk Nông (thương hiệu Vinh khoai lang Đăk Buk So) đã được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và một số nước khác.

Cũng như các cây trồng khác muốn giữ được năng suất cao cần phải bón đủ phân, tưới đủ nước và diệt trừ sâu hại. Tại phía Nam có thể lấy giống tại Lâm Đồng, Đăk Nông. Tại miền Bắc có thể nhận giống tại Trại Nấm Ninh Bình (ĐT: 0912648174). Khoai lang Nhật Bản không chỉ cho năng suất cao mà củ ăn hay nấu thành thức ăn đều có hương vị thơm ngon.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.