| Hotline: 0983.970.780

Giúp ổi ruột đỏ trồng nhiều năm nhiều trái trở lại

Thứ Ba 07/02/2017 , 08:58 (GMT+7)

Để ổi ruột đỏ đã trồng được nhiều năm nhiều trái trở lại, người trồng cần tiến hành trẻ hóa cây ổi.

Hỏi: Ổi ruột đỏ nhà tôi đã trồng được nhiều năm, nên cành nhánh vươn rất dài, nhưng lại cho trái ít dần. Xin bày cách làm cho cây nhiều trái trở lại?

Trả lời: Muốn vậy bạn nên tiến hành trẻ hóa cây ổi. Như bạn đã biết mỗi cây ổi thường có vài nhánh cấp 1 (mọc ra từ thân chính), vào đầu mùa mưa để lại một nhánh cấp 1, số còn lại cửa bỏ phần trên chỉ để lại phần gốc nhánh dài 0,5 - 1m (dùng sơn hoặc dầu mỡ bò bôi lên vết cắt để chỗ cưa không bị thối hoặc khô).

Sau đó xới nhẹ xung quanh gốc (bán kính 1 - 1,2m) bón mỗi gốc 300gr phân NPK (16-16-8 hoặc 20-20-15), xới nhẹ lấp phân hoặc bốc bùn ao rải một lớp mỏng lên mặt. Tưới giữ ẩm để cây ra rễ và chồi mới. Khi chồi mới có 4 - 5 cặp lá thì mỗi nhánh cấp 1 giữ lại 2 chồi đẹp (số còn lại tỉa bỏ), tiến hành bấm ngọn 2 chồi này (mỗi chồi chỉ để lại 3 - 4 cặp lá). Cùng với việc làm này thì cửa bỏ nhánh cấp 1 đã để lại ban đầu (như đã làm với các nhánh cấp 1 trước).

Sau một thời gian ở nách lá trên cùng của chồi mới ra sẽ mọc ra 2 chồi mới nữa, tiếp tục bấm đọt 2 chồi mới này (khi chúng có 4 - 5 cặp lá), mỗi chồi mới ra sẽ cho một cặp hoa và một cặp chồi mới nữa. Cứ tiếp tục bấm đọt như vậy cây ổi sẽ tiếp tục cho ra chồi mới và hoa, trái mới (nếu chăm sóc tốt một chồi mới có khả năng cho 2 cặp trái).

Thường xuyên tỉa bỏ những chồi mới ra nằm dưới gốc, những cành tăm, cành bị sâu bệnh, những lá già... để vườn ổi thông thoáng, khỏe mạnh, cho năng suất cao.


Hỏi: Cây con trong vườn ươm và rau màu ngoài đồng vụ đông xuân hay bị chết thắt thân và lở cổ rễ nhất là khi gặp ẩm độ cao. Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng trị?

Trả lời: Các triệu chứng trên là biểu hiện cây bị bệnh lở cổ rễ. Nấm bệnh có tên Rhizoctonia solani thường tồn tại trong đất.

- Phòng bệnh:

+ Chọn nơi đất tốt, cao ráo, dễ thoát nước để làm vườn ươm sản xuất cây giống. Không nên làm vườn ươm ở những nơi trước đây đã từng bị bệnh lở cổ rễ và các loại nấm bệnh khác.

+ Khử trùng đất bằng vôi bột (30kg/sào Bắc Bộ) hoặc các loại thuốc như: Regent 0,3 G, Basudin 5G, 10 G/H (0,3 - 0,5kg/sào) trước khi trồng. Chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục, không dùng phân tươi (có chứa nhiều nấm bệnh) để bón lót hoặc làm bầu ươm.

+ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng mật độ, khoảng cách nhằm tạo độ thông thoáng, giảm độ ẩm, hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển.

+ Khơi thông mương rãnh tránh để đọng nước gây ngập úng hoặc để đất quá ẩm. Sử dụng chế phẩm TRICHODERMA trộn với phân chuồng đã được ủ hoai mục để bón lót hoặc đóng bầu với lượng dùng 4 - 5kg/sào.

+ Bón phân cân đối giữa đạm và kali, không để cây thừa đạm.

- Khi bệnh xuất hiện trên đồng ruộng:

+ Nhổ bỏ và đem tiêu hủy hết các cây bị bệnh để tránh lây lan ngay khi mới phát hiện.

+ Phun ngừa hoặc phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Copper B, Booc đô 1%, Dithane M45, Benlat C 50 WP, Anvil 5 SC, Rovral 50 WP, Appencarb Super 50 SL, Antracol pha nồng độ 0,2 - 0,3% (20 - 30gr hoặc cc cho bình 10 lít nước), khuấy đều phun kỹ thân cây gần mặt đất và phần đất xung quanh gốc cây vào buổi sáng và chiều mát. Phun nhắc lại lần 2 sau 5 ngày. Xới xáo mặt luống nhằm giảm độ ẩm, hạn chế lây lan.

Xem thêm
Loại mật ong xứng đáng 9 điểm: [Bài 1] Sáng kiến thay chúa kế vương

HẢI PHÒNG Một lần dự hội nghị ở Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tại Hà Nội tôi được nếm thử thứ mật ong xứng đáng được chấm cho 9 điểm.

Xử lý nghiêm buôn lậu lợn qua biên giới Tây Nam

TÂY NINH Trước tình hình buôn lậu lợn qua biên giới Tây Nam diễn ra phức tạp làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan dịch bệnh, Tây Ninh đặt ra nhiều giải pháp ngăn chặn.

Hải Phòng tạo điều kiện tốt nhất vốn vay để tái sản xuất nông nghiệp

HẢI PHÒNG Hơn 90 người trong tổng số hơn 100 thành viên Câu lạc bộ đại điền ở Hải Phòng có diện tích lúa bị thiệt hại sau bão, ít thì 20 mẫu, nhiều thì 80 mẫu.

Chuyển giao giống cà phê chất lượng cao phục vụ tái canh

ĐẮK LẮK Bên cạnh công tác nghiên cứu, việc chuyển giao giống cà phê cho người dân, doanh nghiệp được Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên chú trọng.