| Hotline: 0983.970.780

Hà Lan tiếp tục hỗ trợ quản lý nước, rủi ro về nước vùng ĐBSCL

Thứ Hai 04/11/2024 , 20:52 (GMT+7)

Chiều 4/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc với bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Linh Linh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Linh Linh.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp ghi nhận mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hà Lan trong thời gian qua. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực nước, quản lý nước, rủi ro về nước…, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và các tổ chức của Hà Lan.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, Hà Lan đã hỗ trợ hiệu quả trong các dự án tại khu vực ĐBSCL. Từ nghiên cứu của Hà Lan, Bộ NN-PTNT đã xây dựng Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết là bước thay đổi lớn về nhận thức và cách thức đầu tư sản xuất tại vùng ĐBSCL. Đặc biệt, Nghị quyết 120 cũng là quan điểm xương sống để lập quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là quy hoạch vùng đầu tiên được phê duyệt và có sự tư vấn của Tập toàn tư vấn kỹ thuật toàn cầu trong các lĩnh vực công nghiệp, cảng biển, hàng hải, công trình hạ tầng kỹ thuật, cao ốc và kỹ thuật xử lý nước Royal Haskoning DHV.

Về phía Hà Lan, bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước nhấn mạnh nguồn nước và chất lượng nước đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực và hiệu quả canh tác nông nghiệp.

Năm 2025 đánh dấu kỷ niệm 15 năm hai bên ký kết Hiệp định Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Việc hợp tác tốt đẹp giữa hai nước chính là sự hợp tác trong nghiên cứu giữa các viện, trường, doanh nghiệp, tổ chức xã hội… vì lợi ích chung của đất nước, người dân hai nước.

Bà Meike van Ginneken mong muốn sự hợp tác hai bên sẽ tiếp tục lâu dài và bền vững, trong đó ngành nước chính là “sự sống” trong mối quan hệ hợp tác này.

Bà Ginneken nêu một vài dự án thí điểm Hà Lan đang triển khai tại vùng ĐBSCL như dự án đàm phán, khai thác nước ngầm nhằm đóng góp vào việc thực hiện Nghị định 167 quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất ở các vùng chứa nước ngọt bằng cách tăng cường quản lý sụt lún đất và quản lý nước ngầm.

Bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan chia sẻ một số dự án thí điểm về ngành nước tại ĐBSCL. Ảnh: Linh Linh. 

Bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan chia sẻ một số dự án thí điểm về ngành nước tại ĐBSCL. Ảnh: Linh Linh. 

Về Quy hoạch tổng thể vùng ĐBCSL, Thứ trưởng Nguyễn Hoàn Hiệp cho biết nguồn nước là trung tâm để quy hoạch các ngành khác, coi nước ngọt, nước mặn, lợ đều là tài nguyên, từ đó chia vùng ĐBSCL thành 3 vùng ngọt, lợ và mặn tương ứng với vùng thượng, vùng giữa và giáp biển. Với tinh thần này, các hoạt động kinh tế, nông nghiệp phải tôn trọng yếu tố thiên nhiên.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp trao quà kỷ niệm cho bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. Ảnh: Linh Linh.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp trao quà kỷ niệm cho bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. Ảnh: Linh Linh.

Theo Thứ trưởng, quy hoạch sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp đều bám vào sự phân chia của 3 tiểu vùng. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra như làm thế nào để các vùng ổn định trong bối cảnh xâm nhập mặn thay đổi theo từng năm; người dân chưa thể chuyển đổi sản xuất ngay lập tức; các hiện tượng sụt lún, sạt lở khó lường khiến việc quy hoạch khó đưa ra giải pháp…

Chính vì vậy, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, để thực hiện quy hoạch tổng thể cần có những kế hoạch rất cụ thể. Ví dụ, Bộ NN-PTNT đang xây dựng Đề án Phòng chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 hoặc có những chương trình di dân tái định cư ở các vùng có thể bị ảnh hưởng bởi sạt lở trong tương lai. Cùng với đó có các kế hoạch như chương trình tổng thể về trồng rừng ngập mặn vùng ĐBSCL.

Để triển khai các thỏa thuận và tăng cường hợp tác về lĩnh vực nước và biến đổi khí hậu, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị Hà Lan tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật và huy động thêm nguồn lực từ các nhà đầu tư/tài trợ/đối tác phát triển tới khu vực ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung nhằm chung tay thực hiện kế hoạch chuyển đổi nông nghiệp bền vững khu vực ĐBSCL.

Bên cạnh đó, đề nghị Hà Lan phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để chuẩn bị và sớm triển khai dự án “Phục hồi rừng ngập mặn và chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” từ nguồn vốn vay ADB 43 triệu Euro và cam kết viện trợ không hoàn lại 21 triệu Euro từ phía Hà Lan.

Đồng thời mong muốn phía Hà Lan xem xét tài trợ dự án “Nghiên cứu và thử nghiệm các giải pháp phòng, chống sạt lở bờ biển khu vực bán đảo Cà Mau - ĐBSCL”, tổng vốn ODA không hoàn lại khoảng 10 triệu Euro.  

Ngoài ra, tiếp tục hỗ trợ kĩ thuật cho các trường, viện của Bộ NN-PTNT trong lĩnh vực quản lý nước và các giải pháp công trình/phi công trình chống sạt lở, nước biển dâng và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc

Ngày 20/11, Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 cụm khu vực huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xe chở rác lao xuống cầu, 2 người mất tích

Thừa Thiên - Huế Lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ tai nạn xảy ra tại cầu treo Bình Thành, thị xã Hương Trà.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.