| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội đôn đốc chống rét cây trồng, vật nuôi

Thứ Tư 13/01/2021 , 13:50 (GMT+7)

Hà Nội yêu cầu các địa phương thành lập các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống rét cho sản xuất nông nghiệp.

Sở NN-PTNT thành phố Hà Nội đã yêu cầu UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các Phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng các biện pháp chủ động phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi cũng như cây trồng trên địa bàn.

Theo đó, đối với cây rau màu vụ Đông 2020, khi có dự báo xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại xảy ra, nhiệt độ xuống dưới 15°C cần tập trung thu hoạch cây rau màu đã đến thời kỳ thu hoạch, gần đến kỳ thu hoạch để đảm bảo năng suất và chất lượng.

Đồng thời, không gieo trồng các cây rau màu khi thời tiết còn rét đậm, rét hại; tưới đủ ẩm, bón thêm phân kali, phân lân kết hợp tủ gốc bằng mủn, rơm, rạ... để giữ ấm, giữ ẩm cho cây. Đối với nhóm rau ăn lá nên che phủ bằng nilon; những ngày có sương muối, băng giá dùng thùng ô doa hay vòi bơm tưới, phun nước trên mặt lá làm rụng, tan hạt sương tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng. 

Người chăn nuôi bật đèn sưởi ấm cho gà. Ảnh: HG

Người chăn nuôi bật đèn sưởi ấm cho gà. Ảnh: HG

Sở cũng đề nghị đối với mạ đã gieo cần thực hiện che phủ kín cho 100 % diện tích mạ, bón bổ sung tro bếp trên mặt luống để giữ ấm cho mạ. Đối với mạ dược non bảo đảm giữ đủ ẩm cho mạ, giữ nước săm sắp mặt ruộng; đối với mạ dược đã lên xanh tốt cần đưa nước vào ngập 1/3-1/2 cây mạ.

Đối với mạ sân cần tưới ẩm, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn, chuẩn bị đủ hạt giống lúa dự phòng có thời gian sinh trưởng cực ngắn để sẵn sàng gieo bổ sung cho những diện tích mạ bị chết rét, thực hiện gieo mạ, chăm sóc mạ và lúa Xuân 2021 theo hướng dẫn tại văn bản số 353/HD-SNN của Sở NN-PTNT Hà Nội.

Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Đình Đảng cho biết, mặc dù nhiều năm trở lại đây, địa bàn Hà Nội không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc nào trên đàn vật nuôi vì đói rét, song người dân tuyệt đối không nên chủ quan.

Vừa qua, Sở NN-PTNT Hà Nội đã có công văn yêu cầu các huyện thành lập tổ công tác kiểm tra việc tổ chức, thực hiện của UBND từng xã, phường, thị trấn trong việc đôn đốc công tác phòng chống đói, rét tại những cơ sở, trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn.

Để phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi, cần thành lập tổ công tác kiểm tra việc tổ chức, thực hiện của UBND các xã, phường, thị trấn trong việc kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói, rét của các cơ sở, các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng những nơi có nguy cơ cao và đã để xảy ra vật nuôi bị ảnh hưởng do đói, rét trong những năm trước đây.

Giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền cơ sở và người đứng đầu thôn, bản phối hợp với các đoàn thể huy động nguồn nhân lực tại chỗ, bám sát địa bàn, khẩn trương áp dụng các biện pháp chống đói, chống rét cho đàn vật nuôi.

Người nuôi dê ở xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) tăng cường che chắn chuồng trại, giữ ấm cho dê. Ảnh: HG

Người nuôi dê ở xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) tăng cường che chắn chuồng trại, giữ ấm cho dê. Ảnh: HG

Bên cạnh đó, tổ chức trồng cỏ, ngô dày, ngô sinh khối, chế biến, dự trữ cỏ khô, cây ngô, cây sắn, thức ăn ủ chua đảm bảo thức ăn xơ cho vật nuôi trong mùa đông. Gia cố chuồng trại, dùng bạt dứa, tấm nilon lớn hoặc các loại vật liệu khác để che chắn kín chuồng trại, hạn chế gió lùa; nếu nhiệt độ trong ngày dưới 13 độ C không chăn thả trâu, bò.

Ông Nguyễn Duy Đáng, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Thạch Thất thông tin, để phòng, chống rét cho vật nuôi, UBND huyện đã có công văn yêu cầu UBND các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền trên hệ thống phát thanh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi, thủy sản. 

Cùng đó, tổ chức kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống đói rét ở các trang trại, hộ chăn nuôi, thuỷ sản trên địa bàn quản lý, đặc biệt chú trọng ở các xã miền núi như: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung... Hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ nghèo có chăn nuôi gia súc, gia cầm, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho vật nuôi.

Ông Đinh Xuân Yên ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất chia sẻ, với kinh nghiệm nuôi dê nhiều năm nay, năm nào cũng vậy, đến thời điểm này, gia đình đều chú ý xem dự báo thời tiết và chỉ đạo từ UBND huyện để chủ động chống rét. Ngoài thức ăn thô xanh, gia đình cũng thu gom, tích trữ rơm rạ để làm thức ăn cho dê vào những ngày giá rét.

Bên cạnh đó, gia đình đã chủ động mua bạt về gia cố, che chắn chuồng trại. Về ban đêm, gia đình ông còn ủ trấu đốt lửa cạnh chuồng để sưởi ấm cho dê, đồng thời để xua đuổi côn trùng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm