| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội phê duyệt chi hơn 48.600 tỷ đồng để 'xanh hóa' hệ thống xe buýt

Thứ Năm 21/11/2024 , 07:27 (GMT+7)

TP Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt 'Đề án phát triển hệ thống giao thông công cộng bằng xe buýt sử dụng điện và năng lượng xanh trên địa bàn thành phố'.

Đề án phát triển hệ thống giao thông công cộng bằng xe buýt sử dụng điện và năng lượng xanh tại Hà Nội đưa ra kế hoạch chuyển đổi và phát triển xe buýt theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022. Mục tiêu của Đề án là đạt 100% xe buýt sử dụng điện và năng lượng xanh vào năm 2035.

Cụ thể, từ năm 2025 Hà Nội sẽ bắt đầu chuyển đổi xe buýt sang điện. Trong giai đoạn 2026-2035, thành phố sẽ chuyển đổi 50% xe buýt điện và 50% xe buýt sử dụng LNG/CNG. Tổng số phương tiện cần chuyển đổi là 2.051 xe, trong đó năm 2025 chuyển đổi 103 xe điện (chiếm 5%), giai đoạn 2026-2030 chuyển đổi 1.813 xe (93,4%), bao gồm 859 xe điện và 851 xe LNG/CNG, và hoàn thành chuyển đổi 2.051 xe vào năm 2035.

Trong đó, năm 2025, thành phố sẽ chuyển đổi 103 xe điện (tỷ lệ 5%); giai đoạn 2026-2030 sẽ chuyển đổi 1.813 xe (93,4%), trong đó 859 xe điện và 851 xe LNG/CNG; giai đoạn 2031-2025 sẽ hoàn thành chuyển đổi 2.051 xe (đạt 100%).

Từ năm 2025, Hà Nội sẽ bắt đầu chuyển đổi xe buýt sang điện. Ảnh: Internet.

Từ năm 2025, Hà Nội sẽ bắt đầu chuyển đổi xe buýt sang điện. Ảnh: Internet.

Từ đầu năm 2025, các đơn vị vận tải đang triển khai các thủ tục để đầu tư và vận hành thí điểm 5 tuyến xe buýt điện với 76 xe để xây dựng định mức, đơn giá cho chủng loại xe buýt điện sức chứa trung bình và nhỏ.

Trong năm 2025 sẽ chuyển đổi với các phương tiện buýt diezel lớn hết hạn khấu hao và hết hạn thầu sang xe buýt điện lớn. Tổng số phương tiện dự kiến chuyển đổi trong năm 2025 là 103 xe, đạt 5% tổng số phương tiện chuyển đổi.

Từ năm 2026, thành phố sẽ ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đầy đủ cho các chủng loại xe buýt điện, các đơn vị sẽ triển khai thực hiện thay thế phương tiện đã hết thời gian khấu hao (10 năm) theo thời gian sử dụng phương tiện thực tế trên từng tuyến.

Số lượng phương tiện chuyển đổi dựa trên các chỉ tiêu khai thác hiện tại của tuyến và phạm vi hoạt động trong ngày của các chủng loại xe buýt điện hiện có trên thị trường. Tổng số phương tiện dự kiến chuyển đổi trong giai đoạn 2026-2030 là 1.813 xe.

Tỷ lệ chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đến năm 2030 dự kiến đạt 93,4% tổng số phương tiện được chuyển đổi.

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện phương án khoảng 48.625 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố khoảng 35.996 tỷ đồng và doanh nghiệp phải tự bố trí khoảng 12.629 tỷ đồng.

UBND TP Hà Nội cho biết, việc chuyển đổi theo hướng xanh hóa xe buýt sẽ giúp thu hút được nhiều người dân tham gia sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, tạo điểm nhấn cho thành phố, thu hút du khách phát triển du lịch.

Cùng đó, nâng cao chất lượng hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, làm thay đổi bộ mặt giao thông đô thị, thay đổi văn hóa giao thông Thủ đô. Phát triển đoàn phương tiện xe buýt theo hướng hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường.

Đối với người dân sử dụng dịch vụ được cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh hiện đại, thân thiện, dễ tiếp cận. Giảm ùn tắc tắc giao thông, tạo điều kiện người dân tham gia giao thông thuận lợi. Cải thiện môi trường sống, môi trường sinh hoạt của người dân Thủ đô.

Xem thêm
Công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc

Ngày 20/11, Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 cụm khu vực huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Quảng Nam sẽ là trung tâm sản xuất, cung ứng giống sâm Ngọc Linh

Mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Quảng Nam phấn đấu trồng 10.000ha sâm Ngọc Linh, phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.