| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Nâng cao kiến thức về Chương trình OCOP cho hơn 210 học viên

Thứ Ba 30/06/2020 , 10:23 (GMT+7)

Đối tượng được tập huấn là cán bộ phụ trách Chương trình OCOP cấp huyện, cấp xã, chủ thể tham gia OCOP và đại diện một số đơn vị tư vấn.

Học viên tham gia lớp tập huấn là các bộ chuyên trách chương trình OCOP cấp huyện, xã. Ảnh: Ngô Thắng.

Học viên tham gia lớp tập huấn là các bộ chuyên trách chương trình OCOP cấp huyện, xã. Ảnh: Ngô Thắng.

Sáng nay (30/6), Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cho trên 210 đại biểu.

Tham gia lớp tập huấn các học viên được lãnh đạo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh giới thiệu các các chuyên đề: Kiến thức chung về Chương trình OCOP; giới thiệu bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; một số chính sách hỗ trợ Chương trình OCOP; tổng quan về phương án sản xuất kinh doanh, hướng dẫn lập phương án sản xuất kinh doanh.

Theo Chánh Văn phòng điều phối NTM Hà Tĩnh Trần Huy Oánh, sau hơn 1 năm triển khai Chương trình OCOP, Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh đã có 72 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có 3 sản phẩm đạt 4 sao và 69 sản phẩm đạt 3 sao.

Năm 2020, có hơn 180 ý tưởng đăng ký tham gia chương trình, trong đó có 159 ý tưởng được cấp huyện thẩm định, hơn 120 ý tưởng được cấp tỉnh chấp thuận và tiếp tục có nhiều hơn nữa số lượng sản phẩm đăng ký tham gia.

Đến nay toàn tỉnh Hà Tĩnh có 72 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao trở lên. Ảnh: Ngô Thắng.

Đến nay toàn tỉnh Hà Tĩnh có 72 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao trở lên. Ảnh: Ngô Thắng.

“Với phương châm "Vì lợi ích cộng đồng", "Chất lượng làm nên thương hiệu", sản phẩm OCOP phải là sản phẩm tử tế do những con người tử tế làm ra và được tin dùng. Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Trần Huy Oánh đề nghị: Sau lớp tập huấn cán bộ chuyên trách OCOP cấp xã, huyện tập trung nghiên cứu đầy đủ các nội dung để tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể nếu có nhu cầu. Đôn đốc, xét duyệt các phương án sản xuất kinh doanh và gửi về Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tối đa trong vòng 5 ngày sau khi nhận được phương án từ cơ sở. Nếu quá 5 ngày xem như địa phương đó không có sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2020.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.