| Hotline: 0983.970.780

Hai bài học chỉ đạo sản xuất

Thứ Năm 03/12/2020 , 14:00 (GMT+7)

Báo Nông nghiệp Việt Nam luôn luôn thông tin, tuyên truyền những điều mới mẻ phục vụ sản xuất cho nông dân.

Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn thăm ngô lai ở Lạc Thủy, Hòa Bình.

Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn thăm ngô lai ở Lạc Thủy, Hòa Bình.

Tôi là một cộng tác viên thường xuyên của tờ báo và luôn coi việc đọc báo, viết báo là công việc hàng ngày của mình.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 75 ngày ra số báo đầu tiên, tôi ghi lại hai bài học của mình trong hoạt động chỉ đạo sản xuất.

Một là, cập nhật những kết quả nghiên cứu, ứng dụng, tiếp biến tiến bộ kỹ thuật (TBKT) và khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất phù hợp với điều kiện ở các vùng kinh tế sinh thái nước ta. Từ nhiều kênh, trong đó có Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh học của tự nhiên. Bài học thành công là chúng ta làm đúng quy luật đó và quy luật kinh tế, quy luật thị trường.

Câu chuyện được bắt đầu từ năm 1980, khi tôi thi đỗ nghiên cứu sinh khóa 2 của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và thầy hướng dẫn là GS Đào Thế Tuấn và GS Nguyễn Văn Luật ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam với đề tài “Ứng dụng phương pháp mô hình hóa để xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất ở cấp tỉnh, cấp huyện”. GS Tuấn nói với tôi rằng, “thực chất của hiện đại hóa, công nghiệp hóa là phát triển kỹ thuật (Technical) và phát triển công nghệ (Technology)”.

Trước năm 1988, nông nghiệp nước ta áp dụng cơ chế quản lý cũ, bị thiếu đói phải nhập khẩu lương thực hàng năm hàng triệu tấn. Cái đói nghèo vùng Bắc bộ và khi đó là cả nước bị ám ảnh như đi vào cả ca dao: “Ba đời áo mặc cơm ăn, ba đời chỉ đánh mỗi vần ấm no”.

Ngay sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 05/04/1988 về tự do hóa sản xuất, nông nghiệp khởi sắc ngay tức thì, nhảy vọt từ thiếu đói sang thừa để năm 1989 bắt đầu xuất khẩu gạo. Từ đó đến năm 2020, chúng ta đã đạt được những kỳ tích được thế giới công nhận về xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, xuất khẩu và xây dựng nông thôn mới.

Sau chính sách, KHCN được coi là nguyên nhân thứ hai tạo ra những thành tựu đó. Đó là quy trình sản xuất thâm canh tăng vụ được xác định là phương hướng chủ yếu hơn 40 năm bao gồm: Áp dụng giống mới; phân bón và thức ăn công nghiệp đầy đủ và cân đối; canh tác theo lịch thời vụ và né sâu bệnh; tưới tiêu kết hợp nông lộ phơi; chuyển đổi mùa vụ sản xuất; hoạt động bảo vệ thực vật, thú y chặt chẽ…

Có thể lấy ví dụ dẫn chứng kết quả về áp dụng KHCN trong sản xuất lúa: Năm 1945, nước ta đạt 5 triệu tấn thóc; năm 1975 đạt 10 triệu tấn (gấp 2 lần); năm 1988 đạt 18 triệu tấn; năm 2020 đạt 45 triệu tấn (gấp 9 lần); xuất khẩu 31 năm khoảng 150 triệu tấn gạo, thu về hơn 50 tỷ USD; số liệu từ 1878 đến 1960 cần 80 năm mới tăng năng suất được 1 tấn thóc/ha; từ 1960 - 1985 (đêm trước Đổi mới) cần 25 năm; từ 1990 đến nay thời gian rút xuống chỉ còn 10 năm...

Sau 1989, do thừa lúa nên chúng ta đã định hướng mới là hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, đã có thời tên Bộ đổi là Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm.

Bây giờ cần nâng cao hai hàm lượng trong nông sản là KHCN và chế biến lên 70 - 80%. Quy trình sản xuất hiện nay theo mô hình kinh tế học định hướng thị trường và phát triển bền vững kiểm soát cả quá trình từ sản xuất đến mâm cơm (Farm - Family) ví dụ như: Giảm 1/3 lượng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh hóa học và nước tưới, lượng giống; dùng giống ưu thế lai và sạch bệnh, có quốc tịch Việt Nam, tạo giống ứng phó với biến đổi khí hậu và dinh dưỡng chữa bệnh; ứng dụng phân bón, thức ăn thế hệ mới, cấu trúc mới, chức năng mới, công nghệ mới bằng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao; ứng dụng công nghệ thông tin, giảm khí phát thải…

Hiện nay, nhiều trang trại của nông dân đã quản lý bằng điện thoại thông minh. Chúng ta đã có gạo ngon nhất thế giới, xuất khẩu quả đã vượt gạo về giá trị, mỗi tỉnh có hàng trăm sản phẩm OCOP, nhiều tỉnh đã tham gia câu lạc bộ ngàn tỷ, nông dân đã bán được tín chỉ Cacbon (CO­2­) ra thế giới, nhiều thôn làng đang trở thành bảo tàng văn hóa nông nghiệp tự nhiên…

Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn thăm sản xuất lúa lai F1 ở Ứng Hòa, Hà Tây.

Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn thăm sản xuất lúa lai F1 ở Ứng Hòa, Hà Tây.

Hai là, phong cách chỉ đạo sản xuất miệng nói, tay làm, cụ thể, sâu sát thực tiễn thông qua hệ thống tổ chức phù hợp.

Các cấp ủy đảng và chính quyền chỉ đạo sản xuất một thời thông qua hệ thống hợp tác xã nông nghiệp và từ 1993 thông qua hệ thống khuyến nông, lâm, ngư (bao gồm cả doanh nghiệp, khuyến nông xã hội hóa, hệ thống thông tin đại chúng…). Chính phủ hiện nay thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị theo 03 chương trình mục tiêu quốc gia: Miền núi khó khăn, xoá đói giảm nghèo và nông thôn mới.

Doanh nghiệp hiện nay là đầu tàu dẫn dắt nông dân. Trang trại nông dân có nhiều chân dung mới, là linh hồn trong sản xuất hàng hóa. Nông dân thời @ có hai ưu điểm mới: thích ứng khá nhanh với thị trường và tiếp cận được khoa học kỹ thuật công nghệ cao, đang dần trở thành chuyên nghiệp.

Trong dịp tổng kết 20 năm hoạt động khuyến nông (1993 – 2013) tôi nêu 4 giá trị của hệ thống nghiên cứu chuyển giao KHCN là: Dũng khí (trong xóa đói giảm nghèo), hữu ích (tăng thu nhập cho nông dân), nhân văn (tận tụy, trách nhiệm) và sáng tạo (ứng dụng, tiếp biến KHCN).

Tôi học được từ anh Nguyễn Công Tạn phong cách sát thực tiễn, đi nhiều, hỏi nhiều, nhạy bén với cái mới. Nhớ có một lần thông qua điện thoại, tôi báo cáo anh về cây macca ít quả lắm, quả lại ở trong vòm lá, không dễ nhìn thấy. Ngay lập tức anh bảo lên xe đi Ba Vì, hỏi kỹ nông dân thì tìm ra nguyên nhân là do gặp mưa phùn, hoa bị thui hết. Từ đó đi đến việc xác định cây macca khó trồng ở vùng Đông Bắc…

Năm 1971 lần đầu tiên tôi được làm việc với GS Bùi Huy Đáp. Khi ra về GS dặn tôi (sau còn viết thư tay) nhắc lại câu nói của nhà bác học Nga về quang hợp vĩ đại Timiriazep: “Không chỉ cần đề xuất ra được một ý kiến hay. Ý kiến này phải biến thành sự thật không ai chối cãi được”. Tôi coi đó là những phương châm hoạt động suốt cuộc đời của mình.

Trong chỉ đạo sản xuất, tôi coi việc tổng kết kinh nghiệm của nông dân sản xuất giỏi là một phương pháp học tập và vì thế nông dân giỏi cũng là những người thầy của mình.

Ở một đầu khác, tôi chọn ra 3 cái tên, những cái duyên được gặp, những "Long, Ly, Quy, Phượng" đã tạo ra giá trị gia tăng trí tuệ và truyền cảm hứng cho mình. Khi triển khai thì dựa vào cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống tổ chức có hiệu quả cùng với một kênh truyền thông có thương hiệu cho hàng triệu người cùng làm. Đó là báo Nông nghiệp Việt Nam.

(Nguyên Cục trưởng Cục Khuyến nông Khuyến lâm, Bộ NN-PTNT)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm