| Hotline: 0983.970.780

Kỷ niệm 75 năm ngày Phòng chống thiên tai Việt Nam

Hải Phòng 'chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương'

Thứ Ba 11/05/2021 , 11:20 (GMT+7)

Nằm nơi đầu sóng ngọn gió, thiên tai trên luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên Hải Phòng luôn chủ động và có giải pháp hay sẵn sàng ứng phó.

Một cơn bão càn quét qua địa phận quận Đồ Sơn. Ảnh: Đinh Mười.

Một cơn bão càn quét qua địa phận quận Đồ Sơn. Ảnh: Đinh Mười.

Thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường

Nhìn lại quá khứ, hầu như năm nào thiên tai cũng đều "ghé thăm" Hải Phòng, dù cường độ và hậu quả để lại không lớn như các tỉnh miền Trung nhưng nếu không chủ động các biện pháp phòng tránh thì thiệt hại không phải là nhỏ.

Đơn cử như trong năm 2020, tuy không xuất hiện hiện tượng thiên tai lớn nhưng đã xuất hiện một số hình thái thời tiết, khí tượng thủy văn bất lợi như: bão, rét đậm, nắng nóng, gió mạnh sóng lớn, mưa lớn kèm dông lốc… gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nhất là các hoạt động trên biển.

Trung bình, mỗi cơn bão đi qua, trên vùng biển Hải Phòng, có khoản 2.581 phương tiện với 8.480 lao động đang hoạt động và neo đậu tại các bến, 457 lồng bè với 1.282 lao động, 312 chòi canh với 313 lao động thuộc địa bàn biên phòng biết vị trí, hướng di chuyển của bão.

Đáng lưu ý nhất là bão số 2, bão số 7 gây gió mạnh cấp 9, 10 ở Bạch Long Vỹ và xuất hiện một số trận mưa lớn trên 200 mm tại sông Văn Úc gây ngập úng cục bộ một số khu vực đô thị và sản xuất nông nghiệp.

Theo Chi cục đê điều và phòng chống thiên tai Hải Phòng, việc biến đổi khí hậu và tính phi quy luật của thời tiết ngày càng diến biến phức tạp, khó lường sẽ khiến cho công tác dự báo, cảnh báo thiên tai và  việc ứng phó với các tình huống gặp nhiều khó khăn.

Từ nay đến cuối năm, như dự báo, bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng xuất hiện sớm trên khu vực Biển Đông, khả năng cao xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên khu vực phía Nam Biển Đông với số lượng có thể xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.

Dự kiến sẽ có khoảng 10-12 cơn bão/ATNĐ trên Biển Đông, xu hướng ảnh hưởng đến đất liền tập trung nhiều trong các tháng cuối năm, trong những năm chuyển pha của ENSO, các hiện tượng thời tiết, khí hậu thường có những biến động mạnh.

Tại khu vực Biển Đông sẽ có bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp, mưa lớn cục bộ, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt trong các tháng mùa hè năm 2021, do đó cần có những biện pháp hữu hiệu để giúp ngư dân hạn chế thiệt hại tối đa nhất.

Vừa vận động vừa bắt buộc

Huyện đảo Bạch Long Vĩ là đảo xa nhất của Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ, cách Hải Phòng 73,5 hải lý (136,122 km), với diện tích nhỏ chưa tới 3km2, nhưng đây là một trong 8 ngư trường lớn, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng biển của Việt Nam và là nơi hứng chịu những cơn bão đầu tiên trước khi đổ bộ vào đất liền.

Khi bão đến, tàu thuyền tại đảo Bạch Long Vĩ sẽ được cẩu lên bờ hoặc ràng buộc chắc chắn. Ảnh: Duy Thính.

Khi bão đến, tàu thuyền tại đảo Bạch Long Vĩ sẽ được cẩu lên bờ hoặc ràng buộc chắc chắn. Ảnh: Duy Thính.

Dù vậy, những năm qua, tại khu vực hòn đảo này việc ứng phó với thiên tai luôn được chủ động, chưa để xảy ra những trường hợp đáng tiếc, thiệt hại sau mỗi cơn bão đi qua luôn ở mức thấp nhất.

"Việc dự báo chưa sát thực tế một số cơn bão khiến cho việc vận động ngư dân vào tránh trú bão về sau gặp khó khăn. Có mấy cơn bão sau khi đưa người dân cũng như phương tiện vào tránh trú rất mất công sức và thời gian nhưng sau đó bão không về hoặc là mưa rất nhở. Vài lần như thế thì lần sau việc vận động sẽ gặp chút khó khăn, người dân có phản ứng lại”, ông Trần Quang Tường – Bí thư huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Ông Trần Quang Tường, Bí thư Huyện đảo Bạch Long Vĩ cho biết, ngư dân ngoài đảo chủ yếu đánh bắt thủy hải sản, khi có cơn bão, tùy theo cường độ của bão sẽ có phương án ứng phó và di chuyển ngư dân vào nơi an toàn.

Nếu bão to thì những tàu thuyền nhỏ sẽ được đưa vào âu và cẩu lên bờ, còn một số tàu to quá không đưa lên được thì sẽ được chằng buộc cẩn thận, đảm bảo không có người ở dưới tàu.

Còn người dân sẽ được đưa vào tránh trú bão tại Khu thanh niên xung phong, tòa nhà đa năng…rồi cung ứng thực phẩm miễn phí trong thời gian trú bão.

“Khi có bão thì các con tàu đánh cá về cơ bản đã được thông báo và buộc phải vào đất liền hết, chỉ chủ yếu những tàu nhỏ. Về cơ bản từ trước đến nay không thiệt hại gì nhiều do chúng ta đã chủ động trong việc thông tin, buộc người dân phải chấp hành, nếu không sẽ giao cho lực lượng biên phòng yêu cầu người dân chấp hành để hạn chế thiệt hại thấp nhất có thể”, ông Tường cho hay.

Cũng theo ông Tường, việc phòng chống thiên tai không được chủ quan, lực lượng chức năng cần vừa vận động vừa bắt buộc thì mới hiệu quả. Nhiều khi bão to, quá trình vận động nhưng người dân không muốn lên bờ nhưng bằng mọi cách vừa tuyên truyền mềm dẻo vừa cứng rắn thì người dân hầu như tuân thủ vì suy cho cùng đi tránh bão là vì an toàn cho nhân dân.

Khi bão đến, ngư dân nuôi cá lồng và các bè cá trên vịnh Cái Bèo, Cát Bà sẽ được di chuyển đến vùng an toàn, ít nhất là trước 1 ngày. Ảnh: Đinh Mười.

Khi bão đến, ngư dân nuôi cá lồng và các bè cá trên vịnh Cái Bèo, Cát Bà sẽ được di chuyển đến vùng an toàn, ít nhất là trước 1 ngày. Ảnh: Đinh Mười.

Chủ động dự trữ lượng thực

Còn tại huyện đảo Cát Hải, mỗi cơn bão đổ bộ, có khoảng 1.000 nhân khẩu và 800 tàu thuyền cần di chuyển để tránh trũ bão, trong trường hợp trên cấp 12 thì phải di dân toàn bộ hơn 30 nghìn người dân trên đảo sẽ phải di chuyển vào trong đất liền.

Nhận định được tình hình, việc di chuyển dân cư tránh trú bão thường được huyện chủ động làm sớm, ít nhất là xong trước 1 ngày, toàn bộ người dân và tàu bè đều được di chuyển vào nơi tránh trú an toàn. Để thuận lợi cho việc di chuyển dân cư, hạn chế thiệt hại, thường những cơn bão lớn Ban chỉ huy phòng chống thiên Cát Hải  đều đề xuất cho thành phố ban hành lệnh cấm biển, dừng hoạt động các hoạt động tàu bè trên biển.

Về chuẩn bị lương thực, thực phẩm thì huyện luôn chủ động hằng năm, đầu mỗi năm chúng tôi giao cho 1 ngành tìm hiểu về thị trường, nhu yếu phẩm để ứng trước kinh phí cho đơn vị cung cấp để đơn vị này  tích trữ hàng hòa, khi bão xảy ra là luôn luôn có nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân. Ngoài ra, các xã đều có phương án dự phòng nên vấn đề này những năm qua, huyện Cát Hải luôn thực hiện tốt, chủ động, người dân yên tâm tránh trú bão.

Đối với khu lồng bè, huyện Cát Hải thường huy động lực lượng biên phòng, các ngành chức năng xuống vận động lên bờ, nếu không đi thì sẽ cưỡng chế. Phần lớn người dân phải chấp hành, nếu thuyền bè không chấp hành sẽ bắt kí cam kết nếu xảy ra thiệt hại và tính mạng thì tự chịu trách nhiệm.

Diễn tập phòng chống thiên tai tại quận Đồ Sơn. Ảnh: Đinh Mười.

Diễn tập phòng chống thiên tai tại quận Đồ Sơn. Ảnh: Đinh Mười.

“Nhu yếu phầm được chúng tôi chủ động chuẩn bị từ trước bão, tháng 3, tháng 4 hàng năm thì chúng tôi đã chuẩn bị xong, tại các xã đều có phương án 4 tại chỗ riêng và đều xác định được số lượng các hộ dân phải di chuyển khi bão đổ bộ. Do đó, việc vận động nhân dân, phương tiện tránh trú bão được huyện Cát Hải thực hiện tốt những năm qua và chưa để xảy ra sai sót, thiệt hại do bão gây ra trừ trường hợp bất khả kháng, còn lại đều được hạn chế tối đa”, ông Nguyễn Hoài Nam – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cát Hải cho biết.

Sẵn sàng các giải pháp đồng bộ

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hải Phòng, trước diễn biến thất thường của thời tiết, để chủ động phòng tránh và hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão, thiên tai gây ra, Thường trực Ban Chỉ huy và các địa phương đã có nhiều cách làm hay trong việc ứng phó.

Đối với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy thành phố do Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ trực ban chung theo chế độ 24/24h, tham mưu cho Ban Chỉ huy thành phố trong chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố.

Đối với cấp huyện, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy cấp huyện do phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân đảm nhiệm (Phòng NN-PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế quận).

Ông Phạm Văn Thép (áo trắng), kiểm tra công tác phòng chống thiên tai trước khi bão đổ bộ tại cảng cá Ngọc Hải. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Phạm Văn Thép (áo trắng), kiểm tra công tác phòng chống thiên tai trước khi bão đổ bộ tại cảng cá Ngọc Hải. Ảnh: Đinh Mười.

Đối với cấp xã, công tác thường trực phòng chống thiên tai thường được giao cho cán bộ phụ trách văn phòng hoặc cán bộ chuyên trách nông nghiệp-thủy lợi. Việc đảm bảo chế độ trực ban chủ yếu chỉ trong thời gian có thiên tai.

Mặt khác, TP Hải Phòng đã quán triệt tới các cấp, các ngành với phương châm: “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả” và phương châm “bốn tại chỗ”, đồng thời triển khai đồng bộ, lồng ghép các giải pháp công trình và phi công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Đặc biệt, đã chủ động triển khai, hành động quyết liệt đến tận cấp cơ sở trong ứng phó với các đợt thiên tai lớn, tập trung chỉ đạo nâng cao năng lực của lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai. Một số địa phương có vị trí trọng yếu như Cát Hải và Đồ Sơn được yêu cầu tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng, bước đầu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ hỗ trợ, tham mưu ra quyết định chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai.

Ông Hoàng Đình Dũng – Trưởng phòng Kinh tế quận Đồ Sơn:

"Tại quận Đồ Sơn, trung bình mỗi cơn bão phải di chuyển hơn 1.000 dân, có 27 chòi canh ngao, 172 phương tiện khai thác thủy sản của địa phương, 4 phương tiện dịch vụ thủy sản, 16 phương tiện du lịch chở khách. Ngoài ra còn có các phương tiện của các địa phương khác trên địa bàn Hải Phòng và người dân của các tỉnh thành khác neo đậu.

Để chủ động ứng phó, trước mỗi cơn bão, công tác kiểm đếm tàu thuyền, các chòi nuôi ngao đã được lực lượng chức năng do Đồn Biên phòng Đồ Sơn chủ trì, phối hợp với UBND các phường tổ chức thực hiện xong trước ít nhất 1 ngày. Tình hình diễn biến, thông tin về cơn bão được chúng tôi phát sóng liên tục trên hệ thống Đài Phát thanh quận, Đài Truyền thanh các phường để người dân chủ động phòng tránh.

Mặt khác, chúng tôi cũng chủ động thực hiện các biện pháp tiêu thoát nước, chống ngập lụt khu vực đô thị, dân cư và phòng chống úng lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, do đó những năm qua thiệt hại do bão gây ra được hạn chế".

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.

Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’

Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.