| Hotline: 0983.970.780

Hai tuyến kè biển tanh bành ở Quảng Bình, trơ trọi bê tông không sắt thép

Thứ Hai 18/10/2021 , 15:48 (GMT+7)

Nước xuống, người ta nhìn thấy trơ trọi những tấm bê tông vở vụn, không sắt thép. Nhiều đoạn thân kè bị đứt gãy, sụt lún, gãy đổ kê lên nhau ngổn ngang.

Tuyến kè Nhật Lệ dài hơn 800m (ở xã Quang Phú, TP Đồng Hới, Quảng Bình) là công trình quan trọng được xây dựng nhằm bảo vệ, gia cố tuyến đê biển Nhật Lệ.  Tuyến kè có tổng mức vốn đầu tư 26 tỷ đồng.

Tuyến kè Nhật Lệ bị sóng biển đánh sập gần như cơ bản. Ảnh: N.T

Tuyến kè Nhật Lệ bị sóng biển đánh sập gần như cơ bản. Ảnh: N.T

Theo chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất TP Đồng Hới, tuyến kè biển này chịu được gió bão cấp 9, cấp 10.

Tháng 10/2020, khi công trình đang xây dựng dang dở thì sóng biển làm gãy sập, hư hỏng hoàn toàn. Sau đó, nhà thầu phải thi công lại vừa hoàn thành và đang đề nghị chủ đầu tư nghiệm thu.

Những tấm bê tông bị sóng đánh vỡ vụn. Ảnh: N.T

Những tấm bê tông bị sóng đánh vỡ vụn. Ảnh: N.T

Trong những ngày này, dù Quảng Bình chưa có bão nhưng tuyến kè vừa xây dựng xong đã bị sóng biển đánh sập nhiều đoạn.

Tại hiện trường, tuyến kè biển bị sập hàng trăm mét, nhiều đoạn thân kè bị đứt gãy, nhiều mảng kè lớn bị sập lún, gãy đổ kê lên nhau ngổn ngang.

Sóng biển đánh ăn sâu vào thân kè. Ảnh: N.T

Sóng biển đánh ăn sâu vào thân kè. Ảnh: N.T

Nhiều chỗ đứng gãy đã bị sóng biển đánh xói lở thành những hàm ếch bê tông khổng lồ đang chờ đổ sập xuống. Xen giữa những đống bê tông ngổn ngang là những búi rọ thép nhỏ dùng để bao đá chân kè bị sóng xé toang, rúm ró.

Tạo thành những hàm ếch bê tông khổng lồ sắp đập xuống. Ảnh: N.T

Tạo thành những hàm ếch bê tông khổng lồ sắp đập xuống. Ảnh: N.T

Ông Nguyễn Văn Bảy (ở xã Quang Phú) theo chúng tôi ra sát chân bờ kè. Chỉ tay về đống bê tông vỡ vụ, ông nói: ‘Không biết là thiết kế hay thi công mà cứ làm lên là bị sóng biển phá. Thiệt hại tiền của ghê quá. Mà thi công vậy là trật rồi. Biển phá là đúng thôi”.

Một đoạn kè biển bị sóng đánh tan hoang. Ảnh: N.T

Một đoạn kè biển bị sóng đánh tan hoang. Ảnh: N.T

Ông Nguyễn Văn Sỹ, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất TP Đồng Hới, cho biết, tuyến kè biển này bị sóng biển đánh gây hư hỏng từ khi bị ảnh hưởng của bão số 5 vừa qua. Mức độ bị phá nghiêm trọng hơn trong những ngày mưa ảnh hưởng bão số 8.

“Vài ngày tới, chủ đầu tư sẽ mời đại diện các ngành liên quan kiểm tra hiện trường để tìm nguyên nhân, vì sao tuyến kè này liên tục bị sóng đánh sập, làm rõ trách nhiệm của nhà thầu trên cơ sở đó để tìm biện pháp khắc phục”- ông Sỹ cho hay.

Những lưới rọ thép bị xé toang. Ảnh: N.T

Những lưới rọ thép bị xé toang. Ảnh: N.T

Cũng trong những ngày mưa của bão số 8, tuyến kè biển Nhân Trạch (huyện Bố Trạch) cũng đã bị sóng đánh sập nghiêm trọng.

Tuyến kè biển Nhân Trạch đã bị sóng biển đánh sập. Ảnh:  N.T

Tuyến kè biển Nhân Trạch đã bị sóng biển đánh sập. Ảnh:  N.T

Với địa hình chạy dọc bờ biển thuộc vùng bãi ngang huyện Bố Trạch, xã Nhân Trạch đã tập trung xây dựng được khoảng 1,8km tuyến đê, kè ven biển để góp phần hạn chế sự xâm thực và sạt lở bờ do sóng biển gây ra.

Tập kết đá học để xử lý sự cố kè biển Nhân Trạch. Ảnh: N.T

Tập kết đá học để xử lý sự cố kè biển Nhân Trạch. Ảnh: N.T

Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn chế nên còn khoảng 1,5km đoạn bờ biển chưa có biện pháp che chắn. Đặc biệt có khoảng 700m có dân cư đông đúc sinh sống cũng là đoạn xung yếu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và đời sống người dân, nhất là vào mùa mưa bão.

Vận chuyển đá học chèn chắn đoạn kè bị sập. Ảnh: N.T

Vận chuyển đá học chèn chắn đoạn kè bị sập. Ảnh: N.T

Dự án Kè biển Nhân Trạch được bố trí 30 tỷ đồng với quy mô xây dựng mới khoảng 550m kè bảo vệ bờ biển. Công trình sẽ hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng cuối năm 2012.

Hiện tuyến kè này cũng đã bị vỡ sập hoàn toàn có độ dài trên 50m. Các mảng bê tông bị sóng đánh vỡ và sóng biển đang khoét sâu qua thân kè.

Huyện Bố Trạch tập trung phương tiện, nhân lực xử lý kè biển Nhân Trạch bị sập vỡ. Ảnh: N.T

Huyện Bố Trạch tập trung phương tiện, nhân lực xử lý kè biển Nhân Trạch bị sập vỡ. Ảnh: N.T

Để hạn chế sóng biển xói lỡ đất biển, huyện Bố Trạch đã huy động lực lượng, phương tiện vận chuyển đá học đổ chèn vào những phần kè biển bị hư hại. Có mặt tại hiện trường, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho hay: ‘Trước mắt, chúng tôi tập trung chèn đá học để ngăn chặn và hạn chế sóng đánh vào thân kè, lấn vào đấy liền gây sạt lỡ lớn, nhằm bảo đảm an toàn cho người dân”.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm