| Hotline: 0983.970.780

Hạn hán đe dọa chăn nuôi châu Âu

Thứ Ba 28/08/2018 , 08:37 (GMT+7)

Đợt hạn hán hiếm thấy trong lịch sử tại miền Bắc châu Âu đang đe dọa tới ngành chăn nuôi gia súc.

Tại Thụy Điển, cháy rừng kéo dài trên diện rộng kèm theo nhiệt độ cao khiến thu hoạch ngũ cốc dự báo sẽ giảm khoảng 30%. Ủy ban Nông nghiệp Thụy Điển cho biết phần lớn nông dân tại nước này đã phải sử dụng tới nguồn dự trữ thức ăn chăn nuôi gia súc cho mùa đông để qua đợt hạn hán này.

Tương tự, theo thông tin từ giới chức Đức, có khoảng 4% nông trại của nước này đang trong diện nguy cơ cao. Tại khu vực Hạ Saxony, còn được gọi là "vựa cỏ khô" của Đức, thu hoạch cỏ khô dự kiến sẽ giảm hơn 40% so với các năm khác. Tại Hà Lan, Hiệp hội Nông nghiệp nước này ước tính thiếu hụt nguồn lương thực cho gia súc sẽ vào khoảng 40 - 60%.

Ủy ban Phát triển nông nghiệp Anh (ADHB) cũng thông báo khu vực nông thôn nước Anh đang trải qua đợt hạn hán chưa từng có trong suốt 80 năm qua. Tình trạng thiếu cỏ khô đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản lượng sữa. Trong khi đó, nông dân nước Pháp từ tháng 7 và tháng 8 đang phải đau đầu với đợt nắng nóng cao điểm. Nhiều khu vực đã thông báo sẽ không có vụ thu hoạch cỏ khô thứ 2 trong năm nay. Để ứng phó với tình trạng thiếu thức ăn gia súc, nông dân tại nhiều nơi đã phải trộn rơm với cỏ khô trong khi giới chức Pháp cảnh báo tình trạng tăng giá sản phẩm dùng làm thức ăn chăn nuôi. Các nông trại sản xuất bơ sữa bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi chi phí sản xuất ngày càng tăng cao.

Theo Hiệp hội sữa châu Âu, tổ chức quy tụ hơn 100.000 chủ nông trại SX bơ sữa, hiện nông dân chỉ có thể bán tối đa 30 - 33 cent/lít sữa, trong khi chi phí sản xuất là 40 - 45 cent/lít. Trước tình hình trên, nhiều nông dân châu Âu đã buộc phải lựa chọn đưa gia súc đi mổ thịt sớm hơn thông lệ. Tại Anh, số gia súc bị đưa tới lò mổ tăng 18% trong tháng 7, phần lớn trong đó là bò sữa. Tại Đức, con số gia tăng này là 10% tính trong 2 tuần đầu tháng 7, buộc chính phủ phải mở gói hỗ trợ khẩn cấp cho nông dân. Chính phủ Thụy Điển cũng đã cam kết một gói hỗ trợ trị giá 1,2 tỷ kronor (khoảng 135 triệu USD) cho nông dân. Ủy ban châu Âu cũng đã cam kết một số chương trình hỗ trợ nông dân như đẩy nhanh giải ngân tài chính và cho phép thu hoạch cỏ khô từ các khu đất hoang.

Xem thêm
Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất