| Hotline: 0983.970.780

Hàng ngàn nông dân Ấn Độ buộc phải tự sát vì nợ nần

Thứ Ba 13/05/2008 , 11:05 (GMT+7)

Nợ ngân hàng và các chủ cho vay hơn 1.000 USD, người chồng nói với vợ nếu mùa thu hoạch bông năm nay thất bát, anh sẽ tự sát.

Pandurang Chindu Surpam rời những cánh đồng cằn cỗi nơi cùng làm với các con trai, để về nhà chia sẻ bữa cơm cuối cùng với gia đình. Vài giờ sau, anh tự sát ở tuổi 45.

Sanjay Devkar mang theo di ảnh của người cha đã tự sát vì nợ nần

Bị thúc ép bởi những khoản nợ nần chồng chất, những nông dân Surpam đã kết thúc cuộc đời mình. Theo các chuyên gia phân tích số liệu thống kê của chính phủ, tỉ lệ tự sát ở tầng lớp nông dân Ấn Độ là 48 người/ngày trong giai đoạn 2002-2006. Kể từ năm 1997 trở lại đây, ít nhất đã có 160.000 nông dân tự sát, K. Nagaraj của Học viện nghiên cứu phát triển Madras cho biết.

Bệnh dịch cây trồng thường xuyên xảy ra, cạnh tranh toàn cầu ngày một gay gắt, hạn hán, lãi lớn từ các chủ cho vay, chi phí đắt đỏ cho giống biến đổi gen, trợ cấp sụt giảm... là những gánh nặng đè oằn vai người nông dân.

"Đây là một trong những thảm họa sức khỏe cộng đồng lớn nhất xảy ra ở Ấn Độ kể từ khi độc lập’’, giáo sư Charles Nuckols của Đại học Thanh niên Brigham - nhà nhân loại học nghiên cứu cuộc sống người dân trong các làng Ấn Độ - nói.

Ở những cánh đồng trồng bông của Ấn Độ, những mảnh đất khô cằn vì nhiệt độ cao, lại là nguyên nhân gây ra những vụ tự sát nhiều nhất.

Tại vùng nông thôn bang Maharashtra, nông dân cho biết, mọi thứ chưa bao giờ trở nên khó khăn như thế. Tiền nợ nhiều hơn số tiền họ kiếm được, những lao động kiên cường chăm chỉ nhất trở thành những con bạc khát nước, sẵn sàng đánh đổi đất đai và cả cuộc sống để hy vọng mùa màng tốt hơn.

Thủ tướng Ấn Độ đã từng tới thăm một số quả phụ, và thậm chí thông qua kế hoạch giãn nợ cho nông dân. Nhưng nhiều nông dân khẳng định, phần lớn hoàn cảnh khó khăn của họ bị bỏ qua khi cả đất nước vội vã tiến ra thị trường toàn cầu.

Một thập niên trước đây, chính phủ Ấn Độ đã bắt đầu cắt giảm trợ cấp. Chi phí nông nghiệp gia tăng trong khi bảng giá bảo hộ sản phẩm của họ lại sụt giảm. Những nông dân nhỏ ngày càng khó khăn hơn để tồn tại. "Tự sát là một trong những triệu chứng của cơn khủng hoảng ruộng đất’’, Srijit Mishra thuộc viện Nghiên cứu phát triển Indira Gandhi cho biết.

Trong khi đó, cải tổ ở ngân hàng đã buộc nông dân phụ thuộc nhiều hơn và các chủ cho vay tư nhân. Những người này chỉ cho họ có 11 tháng hoàn nợ với lãi suất lên tới hơn 100%/năm. "Đây là ngành kinh doanh không đẹp đẽ lắm’’, một chủ cho vay nói. ’’Nhưng bạn kiếm được nhiều tiền’’.

Ông là người đàn ông có giọng nói nhỏ nhẹ, chủ cửa hiệu thực phẩm và có hàng trăm khoản vay cho người nông dân. Ông sở hữu 125 mẫu đất. Ông nói, số lượng nông dân không thể hoàn nợ lên tới 30% trong 10 năm qua.

Nông dân và các nhà phân tích cho hay, một nguyên nhân khác là việc giới thiệu giống bông biến đổi gen với khả năng kháng sâu bệnh tốt. Loại giống này cho năng suất cao hơn, và trở thành tiêu chuẩn gieo trồng ở hầu khắp vùng Maharashtra nhưng lại đòi hỏi chi phí gieo trồng chăm sóc cao gấp ba giống truyền thống.

Với các bà quả phụ đã từ bỏ mùa màng để nuôi dưỡng con cái, tự sát không phải là vấn đề vĩ mô, nhưng lại là vấn đề cho sự tăng trưởng trong chính gia đình: không thể trả nợ, mất đất đai của tổ tiên ông bà, những chủ cho vay tham lam keo kiệt.

Vợ góa của Surpam, một người mẹ chịu đựng cho rằng, cái chết của chồng bà là do khoản nợ ông vay cách đây hai năm - cũng là khoản nợ đầu tiên trong cuộc đời ông. Ông vay 625 USD từ một ngân hàng và 500 USD từ các chủ cho vay tư nhân để đầu tư vào đồng ruộng và chi trả cho đám cưới con gái. Ba mẫu ruộng của Surpam chỉ đem lại giá trị 150 USD từ thu hoạch bông trong năm nay, không đủ để trả tiền lãi.

Với Surpam và hầu hết nông dân nhỏ khác ở đây, mượn tiền là điều tự nhiên như cày bừa đất đai vậy. Khi một nhóm nông dân tại Kochi được hỏi ai đang vay nợ, tất cả đều giơ tay.

Ngân sách chính phủ năm 2008 có những khoản hỗ trợ đặc biệt cho nông dân, xóa nợ hay giãn nợ cho họ với các ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, yêu cầu là những nông dân sở hữu chưa đầy 5 mẫu ruộng, và không được vay từ các chủ cho vay tư nhân.

Gia đình Waghmere tại làng Bothbodan có hơn năm mẫu đất, nợ ngân hàng hơn 1.500 USD sẽ không được xóa nợ. Trước khi Shanker Waghmere, 49 tuổi tự sát năm 2005 ’’anh luôn nói về khoản nợ tăng theo từng ngày’’, vợ góa của anh là Shantabair, 35 tuổi kể lại.

Shantabair vẫn hy vọng sẽ kiếm đủ tiền trong mùa thu hoạch năm nay để trả nợ cho chồng, chi phí đám cưới cho con gái và học phí cho con trai. Cô dự định mua một mẻ giống mới mà cô nghe đồn sẽ cho sản lượng tốt hơn. Cô nói, sẽ đi vay từ một chủ cho vay tư nhân khoản tiền mua giống mới.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.