| Hotline: 0983.970.780

Hàng nghìn tấn chuối tồn đọng tại Lào Cai, Lai Châu

Thứ Sáu 27/08/2021 , 22:46 (GMT+7)

Tổ công tác 3430 Bộ NN-PTNT họp về tình hình sản xuất, nhu cầu lương thực, thực phẩm, lưu thông, tiêu thụ nông sản và vật tư nông nghiệp các tỉnh phía Bắc.

Tại cuộc họp của Tổ công tác 3430 diễn ra chiều 27/8, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, cho biết, sau khi Tổ công tác có văn bản số 4815/BNN-CBTTNS ngày 30/7 đề nghị các tỉnh, thành phố phía Bắc rà soát tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản trong điều kiện Covid-19, 22 địa phương đã có thông tin phản hồi.

 Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến  - Tổ trưởng Tổ công tác 3430 nghe báo cáo về tình hình hoạt động của Tổ trong thời gian qua. Ảnh: Bảo Thắng.

 Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến  - Tổ trưởng Tổ công tác 3430 nghe báo cáo về tình hình hoạt động của Tổ trong thời gian qua. Ảnh: Bảo Thắng.

Về tình hình sản xuất và nhu cầu lương thực thực phẩm, hoạt động sản xuất tại các địa phương nhìn chung diễn ra theo đúng kế hoạch mùa vụ. Khả năng cung ứng của các tỉnh phía Bắc đều đáp ứng nhu cầu lương thực của nội tại, đồng thời đủ khả năng cung cấp cho các địa phương khác.

Một số điểm sáng, như Hải Phòng sản xuất gần 200.000 tấn/tháng, tiêu thụ nội tỉnh gần 40.000 tấn, và cung cấp các tỉnh ngoài là 160.000 tấn. Nam Định sản xuất 55.000 tấn/tháng, tiêu thụ nội tỉnh là 44.000 tấn và cung cấp các tỉnh ngoài là 11.000 tấn.

Một số tỉnh phía Bắc đang chuẩn bị và bước vào gieo trồng rau vụ đông. Sản lượng rau, quả sản xuất của các địa phương đủ đáp ứng nhu cầu nội tỉnh, cung cấp cho các tỉnh thành khác và xuất khẩu. Riêng tại Hà Nội, nhu cầu rau củ phục vụ tiêu dùng khoảng 103.300 tấn/tháng nhưng khả năng đáp ứng thời điểm vụ hè hiện tại khoảng 60.000 tấn/tháng, đạt 58%.

Bên cạnh rau màu, hầu hết các địa phương đều tự đáp ứng được nhu cầu thủy sản phục vụ tiêu dùng. Tại các tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, sản lượng các loại thủy hải sản đủ khả năng cung ứng cho các tỉnh khác.

Riêng Hà Nội, trung bình mỗi tháng lượng thủy hải sản cần là 19.250 tấn/ tháng nhưng khả năng tự đáp ứng chỉ đạt 10.150 tấn/tháng. Nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là 9.100 tấn/tháng (47,3%).

Hoạt động sản xuất chăn nuôi tại các tỉnh phía Bắc hiện nay phát triển ổn định. Tại các tỉnh, thành phố, sản lượng thịt gia súc, gia cầm và trứng cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương. Kể cả Hà Nội, nhu cầu của thành phố về thịt lợn lên tới 19.260 tấn/tháng, nhưng khả năng đáp ứng tại chỗ là 19.000 tấn/tháng, đạt 98,6%. 

Một số địa phương có khả năng cung ứng thịt heo hơi cho các địa phương khác là Phú Thọ (khoảng 1.100 tấn/ tháng), Bắc Giang (6.535 tấn/ tháng), Sơn La (332 tấn/tháng), Nam Định (243 tấn/ tháng), Hà Tĩnh (2.520 tấn/ tháng).

Về tình hình tiêu thụ nông sản, việc tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chậm so với thời vụ thu hoạch, kéo theo giá một số mặt hàng nông sản giảm. Một số địa phương tồn đọng khối lượng lớn các nông sản, đặc biệt là nông sản xuất khẩu, giá thu mua các loại nông sản giảm trong khi giá vật tư sản xuất tăng.

Cụ thể, tại Lào Cai, giá bán rau xanh giảm khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Tại Thái Nguyên, giá chè qua chế biến các loại giảm khoảng 10-15%; giá thịt lợn hơi giảm từ 20.000-30.000 đồng/kg. Tại Bắc Giang, các nông sản đang đến kỳ thu hoạch như na, nhãn… khó khăn khi đưa vào các thị trường lớn như Hà Nội. Tại Nghệ An, giá thịt lợn hơi xuống thấp, giá lợn hơi xuất chuồng tại các trang trại chăn nuôi trong tỉnh là 55.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành sản xuất.

Khó khăn nổi cộm trong việc tiêu thụ hiện nằm ở thị trường chuối. Hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu còn tồn đọng hàng nghìn tấn, và cần tiêu thụ ngay trong tháng 9/2021. 

Thu hoạch chuối ở Lào Cai. Ảnh: Kế Toại.

Thu hoạch chuối ở Lào Cai. Ảnh: Kế Toại.

Về tình hình lưu thông hàng hóa vật tư nông nghiệp, các địa phương đã chủ động triển khai các biện pháp lưu thông hàng hóa kịp thời, chỉ đạo các chốt kiểm soát dịch bệnh tại cửa ngõ điều tiết hợp lý. Đó là lý do giúp việc lưu thông, cung ứng hàng hóa vật tư nông nghiệp đã cơ bản bình thường, đáp ứng nhu cầu nội tại trên địa bàn các tỉnh, thành phố.

Do việc vận chuyển, lưu thông ra vào trong nội tỉnh và giữa các tỉnh thành khó khăn nên giá các loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng cao. Trong đó, phân bón tăng từ 20-50% so với cùng kỳ năm 2020, thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng khoảng 30% so với đầu năm 2021, thức ăn thủy sản tăng 20-30% so với cùng kỳ, một số sản phẩm thú y tăng nhẹ.

Lắng nghe báo cáo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến - Tổ trưởng Tổ công tác 3430 yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhóm rau quả, chăn nuôi, thủy sản, vốn đang gặp vấn đề cả trong sản xuất lẫn tiêu thụ nông sản.

Theo Thứ trưởng, Tổ công tác 3430 đã có văn bản số 627/CBTTNS-TN ngày 17/8 đề nghị các Hiệp hội ngành hàng rà soát, báo cáo các khó khăn, vướng mắc cụ thể trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ của doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Đến nay, có 6 trong 10 hiệp hội ngành hàng phản hồi.

Thời gian tới, Tổ công tác 3430 Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, và UBND các tỉnh, thành phố. Mục tiêu là giải quyết triệt để ách tắc trong vận chuyển vật tư đầu vào như thức ăn chăn nuôi, con giống, chất độn chuồng, thiết bị chăn nuôi và sản phẩm đầu ra, đặc biệt tại những nơi đang giãn cách xã hội.

Một địa điểm tập kết hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân Hà Nội. Ảnh: TTXVN.

Một địa điểm tập kết hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân Hà Nội. Ảnh: TTXVN.

Ngoài ra, Tổ công tác 3430 sẽ phối hợp với Hội đồng Khoa học HTX Nông nghiệp số hoàn thiện, xây dựng khung Hệ thống điều hành cơ sở dữ liệu cung cầu nông sản khu vực phía Bắc. Hiện tại, Tổ đang cập nhật dữ liệu từ các địa phương gửi về và sẽ triển khai biểu diễn mô hình thí điểm trên cơ sở số liệu tháng 8.

"Không phải đến giờ, ngành nông nghiệp mới đương đầu với khó khăn. Chúng ta đã có kinh nghiệm phong phú từ những lần lũ chồng lũ, bão chồng bão. Dựa trên nền tảng ấy, Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp với các Bộ, ban, ngành và địa phương để giải quyết ùn ứ, giảm đứt gãy của các chuỗi giá trị. Đây là lúc cần hành động quyết liệt, phải 'điểm trúng huyệt', và mời đúng người, đúng việc mới mong ổn định cả về sản xuất lẫn tâm lý cho bà con nông dân", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kết luận.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Khánh thành nhà máy chiếu xạ hiện đại tại tỉnh Hậu Giang

Ngày 24/11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics (đặt tại Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A, huyện Châu Thành) chính thức khánh thành nhà máy chiếu xạ công suất 1.000 tấn/ngày đêm.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Mưa lớn, nhiều nơi ở Quảng Ngãi bị ngập sâu, chia cắt

Mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về khiến nước các con sông ở tỉnh Quảng Ngãi dâng cao, gây ngập lụt một số khu dân cư và chia cắt giao thông.