| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm con gia súc ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn bị chết rét

Thứ Bảy 05/01/2019 , 19:48 (GMT+7)

Đợt rét đậm, rét hại diễn ra từ những ngày cuối năm 2018 đến nay đã làm thiệt hại nặng cho người chăn nuôi ở các tỉnh miền núi.

Nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C, thậm chí là dưới 0 độ các huyện vùng cao đã làm hàng trăm con gia súc đã bị chết rét.

Nhiệt độ xuống thấp, nhưng gia súc vẫn thả rông như thế này là nguyên nhân dẫn đến việc bị chết rét (Ảnh T.L)

Tính từ ngày 30/12/2018 đến hết ngày 4/1/2019, Cao Bằng bị thiệt hại nặng nề nhất khi có tới 134 con gia súc bị chết. Trong đó có 112 còn trâu, 20 con bò và 2 con dê. Địa phương để xảy nhiều nhất là huyện Trùng Khánh 37 con, Hạ Lang 26 con, Quảng Uyên 21 con.

Lãnh đạo Chi cục chăn nuôi – thú y của tỉnh Cao Bằng cho biết, mặc dù ngành nông nghiệp Cao Bằng, các địa phương đã tích cực tuyên truyền phòng chống rét cho vật nuôi, nhưng vẫn xảy ra tình trạng gia súc chết là do một số nguyên nhân như: do rét kéo dài, nền nhiệt xuống thấp kèm theo mưa nên những còn gia súc già, yếu, còn non không chống chịu được; tập quán thả rông gia súc vẫn diễn ra dù thời tiết lạnh giá như vậy; việc chuẩn bị dự trữ thức ăn chưa được người dân chú trọng; cuối cùng là vấn đề vệ sinh chuồng trại ở một số gia đình còn kém, để nền chuồng bẩn, ẩm ướt.

Tỉnh Bắc Kạn cũng đã có 26 gia súc bị chết trong thời gian này. Bao gồm  17 con trâu, 6 con bò và 3 con dê. Địa phương để xảy ra tình trạng gia súc chết nhiều nhất là huyện Ngân Sơn 8 con, Bạch Thông 6 con.

Theo thống kê của Chi cục Thú ý tỉnh Lạng Sơn, trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã có 12 con gia súc bị chết (trong đó Lộc Bình 4 con, Đình Lập 5 con, Tràng định 2 con, Văn Quan 1 con). Những con mắc bệnh ốm, chết chủ yếu là bê, nghé.Nơi có nhiệt độ xuống thấp nhất là đỉnh Mẫu Sơn (huyên Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn), thời tiết buốt lạnh, có nhiều hôm xuống âm 1 độ C đã gây khó khăn cho người dân.

Để giảm thiệt hại trong thời gian tới, cơ quan chuyên môn Chăn nuôi – Thú y khuyến cáo các ngành, đoàn thể, địa phương cần tăng cường hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm cho người chăn nuôi các biện pháp chăm sóc vật nuôi, tu sửa, che chắn, vệ sinh chuồng trại, bổ sung thức ăn cho vật nuôi và sưởi ấm cho vật nuôi trong những ngày rét hại. Đồng thời, kiên quyết không để người dân thả rông vật nuôi trong những ngày nhiệt độ dưới 12 độ C. Khi có sương muối, băng giá phải để tan sương hoặc có ánh nắng mới cho gia súc ra khỏi chuồng (cho gia súc uống nước trước khi thả ra khỏi chuồng nuôi. Đối với hộ chăn nuôi ở vùng cao không có chuồng trại bảo đảm cần chủ động di chuyển ngay vật nuôi xuống vùng thấp để tránh rét. Bổ sung đầy đủ thức ăn, trong đó chú trọng bổ sung thức ăn tinh cho gia súc, đối với gia súc trưởng thành bình quân 1 kg/con/ngày; gia súc non 0,3-0,5 kg/con/ngày.

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.