| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm lãnh đạo hợp tác xã tham gia hiến kế đảm bảo tiêu chuẩn nông sản

Thứ Ba 22/11/2022 , 09:25 (GMT+7)

Chiều 22/11, Diễn đàn 'Ổn định chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn nông sản của các hợp tác xã nông nghiệp' diễn ra tại TP.HCM với sự tham gia của hàng trăm đại biểu.

Diễn đàn “Ổn định chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn nông sản của các hợp tác xã nông nghiệp” do Ban tổ chức Diễn đàn Mekong Connect 2022, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT 2, Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) phối hợp tổ chức. 

Chủ trì diễn đàn là ông Nguyễn Ngọc Thạch - Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam; Nguyễn Trung Đông - Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý NN-PTNT 2 và bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Tham dự diễn đàn còn có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT và hàng trăm lãnh đạo hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.

Khó khăn khi xây dựng tiêu chuẩn

Theo Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, tiêu chuẩn là chuẩn mực chung nhằm xác định và giảm thiểu rủi ro dọc theo chuỗi cung ứng của khách hàng - với các hoạt động, quy trình, hệ thống, con người hoặc năng lực.

anh-12-hong-say-gio-121234_723

Người nông dân cần đẩy mạnh liên kết và minh bạch hóa trách nhiệm đi cùng với lợi ích.

Tuy nhiên, hiện nay quá trình xây dựng tiêu chuẩn cho nông sản đang gặp phải một số khó khăn. Đầu tiên là vấn đề chi phí, trong đó bao gồm chi phí xây dựng tiêu chuẩn, chi phí trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, chi phí kiểm nghiệm, giám định và các chi phí quản lý.

Khó khăn thứ 2 là thời gian, trong đó bao gồm thời gian kiểm soát các công đoạn theo tiêu chuẩn, thời gian lập và lưu trữ hồ sơ, thời gian đánh giá lại các hoạt động đã thực hiện và thời gian cập nhật, trao đổi thông tin.

Vấn đề thứ 3 mà Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao đưa ra là văn hóa trong sản xuất. Có thể kể đến như mô hình quản lý theo quy mô hộ gia đình, chưa tách biệt rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ nhân sự. Thói quen và tập quan trồng trọt/ canh tác, thu hoạch cũ và chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc lưu lại bằng chứng tuân thủ quy định…

Để giải quyết những khó khăn này, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao đề xuất một số giải pháp. Thứ nhất, với cơ quan quản lý nhà nước cần nhất quán về chính sách, tạo ra những quy định xuyên suốt giữa các bộ ngành, tổ chức đào tạo hoặc hỗ trợ chi phí đào tào về tiêu chuẩn.

Trong khi đó, người nông dân cần đẩy mạnh liên kết và minh bạch hóa trách nhiệm đi cùng với lợi ích. Họ cũng cần có người dẫn đường có tầm và có tâm để giúp họ hiểu được lợi ích khi tuân thủ tiêu chuẩn và ổn định chất lượng sản phẩm.

Chuyên môn hóa trong sản xuất

Chia sẻ về vấn đề chất lượng, tiêu chuẩn cho nông sản, ông Dương Quang Sáu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam - Vinaseed cho rằng, chuỗi giá trị ngành lúa gạo vẫn còn đang bị chia cắt quá nhiều và nông dân là những người đồng hành cùng doanh nghiệp lại là những người thiệt thòi nhất.

Để khắc phục tình trang này, ông Sáu khẳng định nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đổi mới phương thức tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hoá, quy mô lớn, ứng dụng cơ giới hoá nâng cao năng suất lao động, thực hiện phân công lại lực lượng lao động trong nông nghiệp.

Từ đó, tạo ra một nền nông nghiệp có trách nhiệm và bền vững, xây dựng được các chuỗi cung ứng từ đầu vào - cung cấp dịch vụ( vật tư, phân bón, BVTV, tài chính, bảo hiểm) đến thu mua, chế biến sản phẩm, xây dựng thương hiệu và trong đó lấy nông dân làm vị trí trung tâm.

nguoi-dua-giong-lua-thom-rvt-ve-dat-nuoc-103550-20201202-152-637425370456542740 (1)

 Vinaseed mong muốn tạo ra những mô hình kiểu mẫu về chuỗi giá trị giữa nông dân - doanh nghiệp.

Chia sẻ về kinh nghiệm của Vinaseed, ông Dương Văn Sáu cho biết, ngoài đưa ra được hệ giống lúa chất lượng cao, Vinaseed còn chọn các vùng sinh thái thích hợp cho sản xuất và đẩy mạnh công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch.

Về ứng dụng công nghệ, Vinaseed đã sử dụng phần mềm Farm record của Nhật Bản để lưu trữ nhật ký sản xuất và Agritech của Israel sử dụng công nghệ vệ tinh để theo dõi thời tiết, sâu bệnh, quản lý quá trình sử dụng phân bón và thuốc BVTV…

“Qua những hành động cụ thể nói trên, các sản phẩm của Vinaseed đã tạo ra được sự khác biệt và chuẩn hoá trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản nên xuất khẩu khá ổn định và giá đạt đúng ký vọng”, ông Sáu cho biết thêm.

Liên quan đến định hướng hợp tác, Vinaseed mong muốn tạo ra những mô hình kiểu mẫu về chuỗi giá trị giữa nông dân - doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xây dựng những làng nghề khoa học công nghệ để nâng tầm nông sản Việt.

Để được như vậy, cần nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nông hộ, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển quy mô sản xuất lớn, hiện đại hóa nông thôn.

Cần thúc đẩy tích tụ ruộng đất thông qua hỗ trợ nông hộ dồn điền, đổi thửa. Khuyến khích hình thành các hợp tác xã, tổ chức liên kết các nông hộ. Hợp tác xã và các tổ chức này sẽ có vai trò cầu nối trung gian, đại diện các nông hộ đứng lên thỏa thuận với doanh nghiệp, đảm bảo sự cam kết của các bên tham gia. Còn với cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương, phía Vinaseed đề xuất tiếp tục hoàn thiện cơ chế và có các chính sách tạo điều kiện để doanh nghiệp làm tốt vai trò dẫn dắt trong mối liên kết sản xuất, tiêu thụ.

Diễn đàn “Ổn định chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn nông sản của các hợp tác xã nông nghiệp” diễn ra từ 13h30 -17h30 tại Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT 2, Số 45 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Diễn đàn được phát trực tiếp báo điện tử (nongnghiep.vn), các nền tảng của báo như Facebook, Youtube...

Quý vị có thể tham gia Diễn đàn qua link zoom:

https://zoom.us/j/93885074675?pwd=cEVab2NiR0RqdXRHK2N2OHVkbnZXdz09

   ID cuộc họp: 938 8507 4675

   Mật mã: 20221122

Xem thêm
Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới

Hiện nay, truyền thông về quyền con người, thông tin đối ngoại đã được triển khai mạnh mẽ với sự quan tâm chỉ đạo, tham gia đóng góp của cả hệ thống chính trị.

Số hóa thị trường nông sản thông qua phần mềm AgriDataGo

AgriDatatGo là phần mềm giúp bà con nhanh chóng tiếp cận với thị trường mà sản phẩm hướng tới, cũng như cách thức để sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường đó.

Uông Bí tiếp nhận gần 4.000 đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

QUẢNG NINH Sau cơn bão số 3, các hộ dân và các công ty lâm nghiệp đang tích cực thực hiện tận thu, dọn dẹp phòng chống cháy rừng, chuẩn bị hiện trường trồng rừng vụ mới.