| Hotline: 0983.970.780

Số hóa tiết kiệm chi phí, nhân lực cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp

Thứ Tư 09/11/2022 , 09:04 (GMT+7)

Trước khi thực hiện số hóa, một bộ hồ sơ xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện lên tỉnh dày tới 400-500 trang và chi phí nộp hồ sơ tối thiểu 10 triệu/lần.

Chấm điểm sản phẩm OCOP tốn nhiều chi phí, nhân lực. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chấm điểm sản phẩm OCOP tốn nhiều chi phí, nhân lực. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chương trình OCOP đã mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn cho chủ thể cũng như nâng tầm sản phẩm nông nghiệp của các địa phương khi được đánh giá, cấp chứng nhận. Tuy nhiên, để được chứng nhận sản phẩm OCOP, cần vượt qua rất nhiều khâu kiểm tra, đánh giá. 

Chia sẻ tại Diễn đàn kết nối ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp do Tổ điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970 tổ chức, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp cho biết, Văn phòng Nông thôn mới Trung ương triển khai xếp hạng sản phẩm OCOP tại các hội đồng y tế, công thương, văn hóa và môi trường theo thang điểm rất chặt chẽ.

Tiết giảm thủ tục đăng ký để người dân 'dám làm' sản phẩm OCOP. Ảnh: T.L.

Tiết giảm thủ tục đăng ký để người dân “dám làm” sản phẩm OCOP. Ảnh: T.L.

Để được công nhận là sản phẩm OCOP, hệ thống hồ sơ minh chứng cần đi kèm rất nhiều giấy tờ. “Trước khi thực hiện số hóa, một bộ hồ sơ cấp huyện lên tỉnh dày tới 400-500 trang và một lần nộp hồ sơ tối thiểu mất 10 triệu”, ông Tiến thông tin.

Nhận thấy quá trình in ấn, chuẩn bị hồ sơ giấy tốn kém và thành viên hội đồng khó tham khảo, Văn phòng Nông thôn mới Trung ương đã tham mưu lãnh đạo Bộ NN-PTNT số hóa việc chuẩn bị hồ sơ OCOP từ cấp huyện lên tỉnh và đối với sản phẩm tiềm năng quốc gia lên 5 sao.

Đến nay, 1/3 số tỉnh áp dụng phần mềm chấm đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh đến cấp huyện. “Thay vì mất khoảng 850 tỷ tiền photo các hồ sơ cho hơn 8.500 sản phẩm OCOP. Trong khi, chi phí đầu tư cho phần mềm chấm và đánh giá sản phẩm không lớn”, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp cho biết.

“Việc số hóa không nên chỉ dừng lại ở số hóa thủ tục hành chính, mà cần từng bước đưa số liệu từ cấp đăng ký, nhập liệu, chứng nhận VietGAP... vào hệ thống dữ liệu của 8.565 sản phẩm OCOP. Sản phẩm chè shan tuyết Hoàng Su Phì, Hà Giang, chỉ ra được số lượng sản phẩm cụ thể hàng năm khoảng 3-400kg, như vậy có thể xác định được nguồn nguyên liệu vào, nguồn phân phối, có thể giám sát sản phẩm trộn lẫn hay đội mác”, ông Tiến lấy ví dụ.

Người tiêu dùng có cơ hội trải nghiệm mua sắm trên môi trường số. Ảnh: Tùng Đinh.

Người tiêu dùng có cơ hội trải nghiệm mua sắm trên môi trường số. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Tiến cho biết thêm, việc áp dụng chuyển đổi số ngay từ khâu đăng ký, có thể giúp giám sát toàn bộ quá trình truy xuất, cũng như nâng cao chất lượng thông qua thang điểm đánh giá. Áp dụng càng sớm sẽ đem lại hiệu quả càng cao và giúp giảm chi phí quản lý, nâng cao tính minh bạch.

Đối với sản phẩm OCOP của chủ thể nhỏ, không thể tổ chức chiến dịch xúc tiến thương mại, truyền thông như các tập đoàn lớn, các đơn vị nên lựa chọn kênh tiêu thụ online thông qua các sàn thương mại điện tử có sẵn. Với hệ thống logistics kèm theo được hoạt động bài bản, trong thời gian ngắn có thể bán được sản phẩm với số lượng lớn.

“Trung tâm có thể hỗ trợ toàn bộ chi phí quảng bá, chủ thể chỉ cần chốt đơn và đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng từ kho hàng”, ông Tiến đề xuất.

Nông sản lên sàn thương mại điện tử. Ảnh: T.L.

Nông sản lên sàn thương mại điện tử. Ảnh: T.L.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, để xoay trục nền nông nghiệp, chúng ta buộc phải thay đổi theo: Xu thế của thế giới đã tiến tới nông nghiệp 4.0; Nông nghiệp tuần hoàn; Nông nghiệp hữu cơ và tiêu dùng xanh sẽ dần chi phối thị trường nông sản.

Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030 được thể hiện qua 6 từ khóa: hợp tác, liên kết, thị trường, giảm chi phí, tăng chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhiều lần đề cập tới việc chúng ta cứ loay hoay tìm cách để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng số lượng mà bỏ quên việc tiết giảm chi phí cũng là cách để nông sản Việt có sức cạnh tranh lớn hơn về giá trên thị trường quốc tế. 

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp phấn đấu từ đây đến cuối năm có ít nhất 50% số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được kết nối liên kết với các hệ thống siêu thị hoặc trung tâm thương mại.

Bên cạnh đó UBND tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ 100% sản phẩm OCOP được đưa lên ít nhất tại một sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước. Đồng thời còn đưa ra mô hình thí điểm tổ chức vận hành không gian khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Tháp đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các dự án khởi nghiệp tạo nền tảng chuẩn hóa các sản phẩm tiềm năng OCOP.

"Hãy để cho nông dân tiếp xúc nhiều hơn sự đầu tư, kinh phí ban đầu để khởi nghiệp. Chúng tôi là những người nhỏ lẻ vào thị trường nên cần sự hỗ trợ, tiếp sức để tham gia chuỗi giá trị", ông Nguyễn Văn Ba, Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ An Phú Thuận (Đồng Tháp) chia sẻ.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất