| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm nghìn học sinh nghỉ học tránh áp thấp nhiệt đới

Thứ Sáu 16/11/2012 , 09:01 (GMT+7)

Đề phòng áp thấp nhiệt đới sẽ đổ bộ vào Tây Nam Bộ, tỉnh Bạc Liêu tạm đóng cửa 230 trường từ mầm non đến đại học trên địa bàn.

Đề phòng áp thấp nhiệt đới sẽ đổ bộ vào Tây Nam Bộ, tỉnh Bạc Liêu tạm đóng cửa 230 trường từ mầm non đến đại học trên địa bàn. TP HCM, Vũng Tàu cũng lên phương án đối phó nếu bão xảy ra.

Ngày 15/11, tỉnh Bạc Liêu cho phép hơn 177.000 học sinh, sinh viên, trong đó có trên 25.000 cháu ở bậc học mẫu giáo, mầm non nghỉ học cho đến khi có thông báo mới về áp thấp nhiệt đới.

Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là để đề phòng những tai nạn đáng tiếc trong trường hợp áp thấp có khả năng thành bão đổ bộ vào Bạc Liêu. Mặt khác nếu điều này xảy ra, các cơ sở giáo dục, các trường sẽ được sử dụng làm nơi trú bão cho người dân.

Ông Lai Thanh Ẩn, Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu cho biết, đến chiều 15/11 vẫn còn 14 tàu với 129 thuyền viên hoạt động trên biển, nhưng 100% phương tiện đã giữ liên lạc và thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, tìm đến nới trú ẩn an toàn.


Áp thấp nhiệt đới đã vào đến vùng biển Vũng Tàu - Cà Mau, dự báo chiều mai áp thấp nhiệt đới sẽ vào đến Tây Nam Bộ và suy yếu thành một vùng áp thấp

Dù dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương, áp thấp nhiệt đới không đổ bộ trực tiếp vào TP HCM nhưng UBND TP cũng phát công điện khẩn, yêu cầu các sở ngành sẵn sàng đối phó với áp thấp nhiệt đới. Đặc biệt, huyện đảo Cần Giờ phải có phương án di dời ngay khi thành phố có lệnh.

Chiều ngày 15/11, ông Trịnh Đăng Dũng - Phó Hải đội trưởng Hải đội 2, Bộ đội biên phòng TP HCM cho biết, đã thông báo đến tất cả ngư dân, kể từ 0h ngày 15/11, toàn bộ ngư dân của thị trấn Cần Thạnh không được ra khơi, tàu thuyền đang đánh bắt phải khẩn trương vào bờ để tránh trú bão an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại nếu áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực này.

Theo ông Dũng, tại xã đảo Thạnh An, một đội tàu của Hải đội 2 gồm 7 cán bộ chiến sĩ đang trực chiến ở đây để nếu áp thấp nhiệt đới có đổ bộ vào sẽ di dời toàn bộ ngư dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, công tác chuẩn bị đã được hoàn tất từ sáng sớm. Dự kiến tối 15/11 một tàu chở hàng hóa sẽ được điều động ra xã đảo Thạnh An làm nhiệm vụ cung ứng cho người dân. Hiện toàn bộ tàu thuyền của ngư dân đã được đưa vào neo đậu tại bến Cầu Đò an toàn, người dân cũng chằng chống nhà cửa xong trước khi áp thấp nhiệt đới đổ bộ.


Tàu bè tại vùng biển Cần Giờ đã được neo đậu vào bờ để tránh ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới theo yêu cầu của UBND TP HCM

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết, hơn 1.800 tàu đánh bắt hải sản và 12.000 ngư dân vào neo đậu tại các bến, bãi trên địa bàn tỉnh để tránh áp thấp nhiệt đới. Bộ đội Biên phòng tỉnh đã liên lạc được với gần 3.200 tàu và hơn 22.000 ngư dân còn đang hành nghề trên biển thông báo vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để có biện pháp phòng tránh. Đơn vị này cũng chỉ đạo các đồn, trạm kiểm soát biên phòng bố trí cán bộ, chiến sĩ chốt trực tại các cảng bến để hướng dẫn, sắp xếp vị trí neo đậu; đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát địa bàn để bảo đảm an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ tại các cảng bến có đông ghe tàu neo đậu.

Trong khi đó, theo Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương, 16h chiều 15/11, áp thấp nhiệt đới đã vào đến vùng biển Vũng Tàu - Cà Mau với sức gió mạnh nhất đạt 49 km/h. Tối và khuya nay áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây và tây bắc với tốc độ khoảng 5-10 km/h và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến chiều 16/11, tâm áp thấp sẽ vào đến đất liền ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, sức gió giảm.

Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (gồm các đảo Phú Quý và Côn Đảo) có mưa dông mạnh, biển động mạnh. Ven biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau từ sáng nay gió giật mạnh. Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa lớn và dông lốc.


Hướng về phía biển Trần Đề (Sóc Trăng), mây đen kéo đến xám xịt

Trao đổi với PV, ông Dương Quốc Việt, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Sóc Trăng cho biết, áp thấp nhiệt đới đang tiến vào bờ nên các địa phương ven biển tất bật sơ tán dân vào nơi an toàn. Trong đó, huyện Cù Lao Dung nằm giữa sông Hậu có hơn 1.600 dân được sơ tán, huyện Trần Đề 800 người và thị xã Vĩnh Châu khoảng 500 người, chủ yếu là người già, trẻ em.

Chiều cùng ngày, Sở Giáo dục Đào tạo tỉnhphát đi thông báo để các trường cho học sinh nghỉ. Sáng 16/11 nếu áp thấp nhiệt đới suy yếu, không mạnh lên thành bão thì học sinh đến lớp trở lại.

Đối với tàu đánh bắt ngoài khơi, Sóc Trăng có 109 chiếc gần Côn Đảo nhận lệnh tìm nơi trú ẩn. Những phương tiện đánh bắt gần bờ đã vào hết trong đất liền, neo đậu gần cửa biển Trần Đề và Mỏ Ó.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm