| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm tấn mía bỏ khô ngoài đồng

Thứ Tư 13/03/2013 , 08:18 (GMT+7)

HTX thông báo chặt mía để nhập vào nhà máy cho kịp vụ ép. Tuy nhiên, sau khi người dân chặt xong thì lại “đắp chiếu” phơi nắng ngoài đồng đến cả chục ngày trời.

HTX thông báo chặt mía để nhập vào nhà máy cho kịp vụ ép. Tuy nhiên, sau khi người dân (xã Hà Long, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) chặt xong thì lại “đắp chiếu” phơi nắng ngoài đồng đến cả chục ngày trời khiến nông dân vô cùng bức xúc.

Theo phản ánh của người dân, Ban chủ nhiệm HTX dịch vụ Hà Long thông báo chặt mía nguyên liệu để nhập cho nhà máy đường Việt Nam - Đài Loan. Nhưng đến nay mía đã chặt xong từ lâu vẫn không thấy xe đến chở khiến hàng trăm tấn mía của người dân bị ứ đọng nhiều ngày, toàn bộ mía đã khô đầu, thối và có hiện tượng mốc trắng.

Anh Nguyễn Văn Chinh, người đang tồn đọng cả chục tấn mía ngoài đồng cho biết, chúng tôi chặt mía là có sự chỉ đạo của cán bộ xã. Khi nhận được thông báo các hộ dân mới bắt đầu xuống đồng chặt. Nhưng không hiểu vì lý do gì mía đã hạ cả chục ngày trời mà chính quyền xã vẫn không cho xe vào chở mía. Điển hình tại các thôn Đồng Quảng, Đồng Toàn, Đồng Hậu..., mía phơi nắng quá lâu đã khô quắt. “Mấy ngày đầu khi mía được chặt xuống không có xe đến vận chuyển tôi đã thấy nghi ngờ chính quyền xã làm ăn tắc trách rồi. Đã không ít lần chúng tôi lên phản ánh, yêu cầu xã phải có trách nhiệm nhưng cán bộ xã cũng chỉ nghe rồi để đó. Nhìn đống mía hàng trăm tấn ngày một héo khô, chán đến nỗi chúng tôi không muốn ra ngoài đồng nữa”, anh Chinh chán nản.


Anh Nguyễn Văn Chinh chỉ cho chúng tôi thấy tình trạng mía đang bị bỏ khô ngoài đồng cả chục ngày trời và đang bị khô đi rất nhanh do nắng nóng

Gia đình ông Nguyễn Văn Năm (thôn Đồng Toàn) cũng rơi tình cảnh tương tự. Ông Năm cho biết, mía nhà ông được Ban chủ nhiệm HTX dịch vụ thông báo chặt từ hôm mùng 10 tháng giêng, đến nay mía đã chặt hạ hơn nửa tháng vẫn chưa được chở về nhà máy. Lên hỏi lãnh đạo xã thì chỉ nhận được câu trả lời là “nhà máy đang hãm lượng mía nhập vào”. Điều khiến nông dân bức xúc là phía công ty thông báo chặt sao không thu mua. Bây giờ cả tỷ đồng của dân đang nằm phơi nắng ngoài đồng, sản lượng giảm, trữ lượng đường giảm dân chẳng biết kêu ai.

Ông Bùi Đình Tấn, Phó chủ tịch UBND xã Hà Long cho biết, Hà Long là vùng mía nguyên liệu lớn nhất khu vực phía bắc của tỉnh Thanh Hóa với diện tích trên 550 ha, hàng năm cung cấp mía nguyên liệu cho nhà máy mía đường Việt Nam - Đài Loan khoảng 33.000 tấn.

Trước thông tin người dân phản ánh, ông Tấn cho rằng mía của người dân mới dừng chở có một ngày chứ không phải 10 ngày. Ông Tấn giải thích, chặt mía hay không thì phải có kế hoạch và lệnh chặt (phiếu báo chặt mía). Do đây là thời gian thu hoạch chính nên lượng mía của bà con mới bị tồn đọng.

Khác với lời ông Tấn, ông Lê Minh Công, Chủ nhiệm HTX dịch vụ Hà Long lại giải thích kiểu khác: Nguyên nhân dẫn đến mía còn tồn đọng nhiều là do trong quá trình làm thủ tục nhập mía chủ hộ ký với các nhà xe quá thấp (63.000 đ/tấn) nên các lái xe không chở mía cho bà con. 

Không biết ông Tấn, ông Công ai nói đúng? Trước đó, ngày 28/2, UBND xã đã tiến hành họp các chủ xe lại để tìm phương pháp giải quyết và đã được các chủ xe đồng ý tiếp tục vận chuyển mía cho dân. Thế nhưng đến nay trên đồng mía vẫn chưa có xe vận chuyển.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất