| Hotline: 0983.970.780

Hàng vạn đèn hoa đăng thắp sáng 'dòng sông hoa đỏ' Thạch Hãn

Chủ Nhật 23/09/2018 , 21:37 (GMT+7)

 “Đêm hoa đăng” bày tỏ lòng tri ân, tưởng niệm các thế hệ cha anh đi trước, thông qua đó góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc...".

Sông Thạch Hãn lung linh dòng sông đỏ

20h tối nay, 23/9, nhằm ngày 14 tháng Tám âm lịch, tại bến thả hoa bờ Nam sông Thạch Hãn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh, UBND thị xã Quảng Trị tổ chức Chương trình “Đêm hoa đăng” tri ân, tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã chiến đấu, anh dũng hi sinh trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Ông Đỗ Văn Bình, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị cùng các lãnh đạo thắp thắp nén tâm nhang, thả hoa mở đầu “Đêm hoa đăng” bày tỏ lòng tri ân, tưởng niệm các thế hệ cha anh đi trước, thông qua đó góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, phát huy trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, biết bao nhiêu người con yêu đã anh dũng hy sinh bảo vệ từng tất đất của Tổ quốc. Đặc biệt, địa danh Quảng Trị đã ghi vào lịch sử dân tộc với mốc son chói lọi bằng cuộc chiến đấu anh dũng kiên cường bảo vệ Thành Cổ và Thị xã Quảng Trị trong suốt 81 ngày đêm vào mùa hè đỏ lửa năm 1972 của quân và dân ta.  

Trong cuộc chiến đấu khốc liệt ấy, hàng ngàn chiến sĩ giải phóng quân đã  anh dũng, hy sinh, vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất này. Máu xương của các anh đã hòa vào lòng đất, vào dòng sông Thạch Hãn.   

Làm lễ dâng hương trước khi thả hoa đăng
Các thanh niên tham gia đêm hội

Do vậy, “Đêm hoa đăng” là lễ hội tri ân các anh hùng liệt sĩ trên dòng sông Thạch Hãn. Đây là lễ hội của dòng sông và lễ hội của lòng người. Đứng từ trên cầu Thạch Hãn nhìn về, những đèn hoa được thả trôi, ánh lửa lan ra khắp mặt sông cứ lập lờ, lập lờ chạy chầm chậm vào lòng người. Nghe như dưới đáy sông kia tiếng của các liệt sĩ đang hát khúc quân hành.

Câu chuyện về lịch sử bi thương của chiến sĩ Thành cổ đến hôm nay vẫn luôn làm nhiều người xúc động. Ngày 16/9/1972, để bảo toàn lực lượng cũng như sau khi hoàn thành nhệm vụ chốt giữ Thành cổ, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định rút toàn bộ lực lượng bộ đội trấn giữ Thành cổ về phía bờ Bắc sông Thạch Hãn. Lúc này, sông Thạch Hãn đang vào mùa lũ lớn. Vì vậy, hàng ngàn chiến sĩ cùng thương binh của ta khi qua dòng sông này đã không còn đủ sức chống lại với dòng nước lũ đang chảy xiết. Sông Thạch Hãn trong những ngày ấy đã trở thành dòng sông máu, là nơi yên nghĩ vĩnh viễn của các chiến sĩ Thành cổ kiêu hùng. 

Trước đó, cuối giờ chiều cùng ngày, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Quảng Trị đã tổ chức lễ dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị, nơi được xem là nghĩa trang không có nấm mồ.

Xem thêm
Chủ động với các kiểu thiên tai nguy hiểm giai đoạn chuyển mùa

Bến Tre Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre có công văn yêu cầu chủ động phòng tránh, ứng phó các kiểu thiên tai giai đoạn chuyển mùa.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.