| Hotline: 0983.970.780

Hapro tổ chức thành công Đại hội Cổ đông thường niên năm 2019

Thứ Sáu 26/04/2019 , 19:57 (GMT+7)

Sáng ngày 25/4/2019, Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2019 của Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã được tổ chức tại tầng 16 tòa nhà Hapro, số 11B Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.

Có 313 cổ đông tham dự chính thức và uỷ quyền, đại diện cho quyền sở hữu 211.865.184 cổ phần phổ thông, chiếm tỷ lệ 96,30% tổng số cổ phần.

Ông Vũ Thanh Sơn báo cáo về tình hình của Hapro sau 01 năm tiến hành CPH...

Tại Đại hội, Tổng công ty đã trình ĐHĐCĐ thảo luận và thông qua các tờ trình về Báo cáo hoạt động của HĐQT năm 2018; Báo cáo hoạt động của Ban Kiểm soát năm 2018; Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019; Báo cáo tài chính năm 2018 đã được kiểm toán, Phương án phân phối lợi nhuận năm 2018; Báo cáo thực hiện tiền lương, thu nhập năm 2018 và kế hoạch tiền lương, thu nhập năm 2019 của HĐQT và BKS; Đề xuất lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập năm 2019; Đề xuất thông qua Quy chế nội bộ về quản trị của Tổng công ty;

Đại hội cũng đã nghe các tờ trình việc miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Thành viên Hội đồng quản trị; Bầu bổ sung ông Nguyễn Thái Dũng giữ chức Thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty, thay bà Nguyễn Thị Thu Hằng;

Đại hội cổ đông thường niên đã thảo luận và thống nhất thông qua kết quả SXKD năm 2018 và Kế hoạch năm 2019 của Tổng công ty. Sau cổ phần hóa, Hapro chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty cổ phần không có vốn nhà nước, tuy nhiên được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các Cổ đông, đặc biệt là sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực, trách nhiệm, tâm huyết và nguồn lực hỗ trợ tài chính lớn, công nghệ quản lý, điều hành hiện đại của Tập đoàn BRG – nhà đầu tư chiến lược của Tổng công ty, Hapro đã có nguồn lực rất lớn để tập trung củng cố, phát triển sản xuất kinh doanh và đã đạt được những kết quả khá tốt ngay sau 06 tháng đầu tiên hoạt động theo mô hình Tổng công ty cổ phần không có vốn nhà nước.

Đáng lưu ý về Công tác hậu cổ phần hóa, Tổng công ty đã thực hiện ngay việc đăng ký kinh doanh theo mô hình Công ty cổ phần, ĐKKD các Chi nhánh, các Cửa hàng địa điểm KD do Tổng công ty quản lý và hoàn thành các thủ tục chuyển đổi các Giấy phép kinh doanh có điều kiện kịp thời, đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt không bị gián đoạn. Bộ máy tổ chức quản lý điều hành của Tổng công ty vẫn được ổn định, mô hình quản lý, cơ cấu tổ chức và đội ngũ CBCNV Tổng công ty vẫn được giữ nguyên tạo sự ổn định nội bộ. Đồng thời, Quy chế tài chính của Tổng công ty cổ phần được ban hành là cơ sở để hoạt động của Tổng công ty cổ phần đi vào quy lát ngay sau CPH.

Ngày 17/01/2019, Tổng công ty cổ phần đã tổ chức lễ bàn giao Công ty nhà nước sang Công ty cổ phần chính thức theo Quyết định số 168/QĐ-UBND ngày 10/01/2019 về việc phê duyệt giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm chuyển Công ty mẹ - TCT Thương mại Hà Nội thành TCT Thương mại HN – CTCP.

Hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ đặc sản vùng miền

Về nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty năm 2019, báo cáo tại Đại hội cho biết, Tổng công ty đã hoàn tất toàn bộ quá trình cổ phần hóa cần tập trung toàn lực vào việc phát triển sản xuất kinh doanh, tăng tốc đẩy mạnh phát triển để hiện thực hóa những mục tiêu kế hoạch đã đặt ra trong Phương án cổ phần hóa Tổng công ty. Cụ thể:

Tập trung thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại nội địa, nâng cao hiệu quả kinh doanh, rà soát xây dựng mô hình kinh doanh phát triển theo chuỗi trên cơ sở hệ thống địa điểm kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh chính Tổng công ty đang thực hiện. Tiếp tục triển khai căn chỉnh, xây dựng và triển khai phương án đổi mới hoạt động kinh doanh thương mại bán lẻ, thực hiện tái cơ cấu hệ thống.

Căn chỉnh hệ thống hình ảnh và nhận diện các địa điểm bán lẻ của Tổng công ty, quan tâm đến việc phát triển mảng kinh doanh online;Tăng cường và thúc đẩy xuất khẩu: Tiếp tục thực hiện các giải pháp để tạo sự bứt phá mạnh mẽ cho mảng kinh doanh xuất khẩu: nâng cao kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường, phát triển thêm các mặt hàng xuất khẩu mới, nâng hiệu quả lợi nhuận xuất khẩu và đảm bảo an toàn nguồn vốn;Tái cơ cấu toàn diện hoạt động SXKD của Tổng công ty; Làm tốt công tác quản lý mạng lưới, công tác rà soát các dự án đầu tư để từ đó xây dựng phương án đầu tư có hiệu quả gắn với phát triển các ngành nghề kinh doanh chính của TCT

Cổ đông biểu quyết thông qua các nghị quyết tại đại hội

Với tỷ lệ cổ đông tham dự tán thành đạt từ 99,85% đến 100%, tất cả các nội dung, tờ trình đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Đại hội đồng cổ đông thường niên Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã kết thúc trong không khí tin tưởng và hiểu biết, thể hiện niềm tin của cổ đông vào những nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn tới, tiếp tục đưa Tổng công ty trở thành một trong những đơn vị thương mại hàng đầu của Thủ đô.

Năm 2019, Hapro đặt ra kế hoạch tổng doanh thu BH&CCDV là 3.675 tỷ đồng bằng 105% thực hiện 2018; Kim ngạch XK: 115,2 triệu USD bằng 108% thực hiện 2018; Lợi nhuận trước thuế :59,34 tỷ đồng bằng 273% thực hiện 2018; Thu nhập bình quân : 11.200.000đ/người/tháng bằng 106% so với 2018

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm