| Hotline: 0983.970.780

HĐND tỉnh Khánh Hòa "mổ xẻ" chuyện cây mía, quả xoài

Thứ Tư 10/07/2019 , 15:20 (GMT+7)

Trước thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Khánh Hòa thời gian qua gặp nhiều khó khăn, tỉnh Khánh Hòa đã và đang chỉ đạo cơ quan liên quan từng bước tháo gỡ khó khăn cho nông dân.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, giải trình các nội dung liên quan tại kỳ họp thứ 8, HĐND Khánh Hòa khóa VI được tổ chức vào 10/7, ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết, thời gian qua tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.

Ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trả lời chất vấn kỳ hợp thứ 8

Cụ thể, đối với người dân trồng xoài khó khăn là trong tiêu thụ và giá bán. Hiện toàn tỉnh có hơn 8.000 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch trên 6.500 ha. Đối với xoài Úc, năng suất bình quân khoảng 5 tấn/ha, giá bán 40 nghìn đồng/kg, còn xoài Canh Nông năng suất 9 tấn/ha, giá bán 9 nghìn đồng/kg, lợi nhuận tính ra bình quân khoảng từ 80-100 triệu/ha.

Theo ông Vinh, mặc dù giá xoài năm nay cao hơn năm trước, nhưng việc xuất khẩu sang các thị trường gặp nhiều khó khăn. Bởi hiện các nước đang áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng về nguồn gốc nông sản, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là Trung Quốc áp dụng từ ngày 1/1/2019. Do đó, nếu không có mã số truy xuất nguồn gốc thì xuất khẩu hết sức khó khăn.

Xuất khẩu nông sản hiện nay phải có mã vùng, truy xuất nguồn gốc.

“Trước tình hình này, vừa rồi tỉnh đã chỉ đạo Sở NN-PTNT phối hợp huyện Cam Lâm cấp 6 mã số để xuất khẩu xoài sang Trung Quốc và 8 mã vùng để xuất khẩu sang Úc, theo đề nghị của các DN. Thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương thực hiện vấn đề này để xuất khẩu nông sản thuận lợi”, ông Vinh nói.

Đối với giá mía nguyên liệu thời gian qua thời gian gia trên địa bàn liên tục giảm, năng suất cũng giảm do nắng hạn, để tháo gỡ một phần cho người trồng mía, tỉnh Khánh Hòa cũng đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp hướng dẫn, định hướng nông dân chuyển đối diện tích mía kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu qủa kinh tế cao hơn như rau màu, cây ăn quả, cây dược liệu.

Đồng thời hướng dẫn nông dân hợp tác liên kết sản xuất mía nguyên liệu với Cty mía đường, áp dụng biện pháp thâm canh, sử dụng đồng bộ cơ giới hóa, nâng cao năng suất mía nguyên liệu, khuyến khích nông dân xây dựng dự án ứng dụng công nghệ cao.  

Giá mía nguyên liệu thời gian qua trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa liên tục giảm, năng suất thấp.

“Phải nói rằng hiện một số bà con đã làm tốt vấn đề này. Đối với 2 Cty đường trên địa bàn thì tỉnh đã yêu cầu các đơn vị này mua 1 tấn mía sạch 10 chữ đường tại ruộng phải tương đương giá bán 60-70 kg đường kính trắng loại 1 (giá trước thuế) và công bố để người dân biết và giám sát.

Nhờ đó, đã tạo điều kiện hỗ trợ cho người trồng mía trong sản xuất mía nguyên liệu và cũng đã yêu cầu các đơn vị sản xuất đường hỗ trợ vốn, máy móc, thiết bị cơ giới; hỗ trợ cải tạo mở rộng diện tích, giảm chi phí vật tư phân bón, ứng dụng công nghệ để làm sao mía có chất lượng tốt, giảm chi phí cung cấp cho Cty”, ông Vinh đánh giá

Riêng việc chuyển đổi cây trồng, cũng theo ông Vinh, những năm tỉnh cũng đã quyết liệt chỉ đạo các địa phương rà soát, chuyển đổi cây trồng ở vùng không hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả hơn. Nhờ đó, hiện các địa phương đã hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như sầu riêng Khánh Sơn, bưởi da xanh Khánh Vĩnh và toàn tỉnh cũng đã chuyển đổi được khoảng 2.200 ha đất lúa không chủ động nguồn nước, đất trồng cây lâu năm, không hiệu quả sang cây hiệu quả hơn.

Với nhu cầu nuôi trồng thủy sản của người dân, năm 2018 tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp các địa phương khảo sát, quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản tại vịnh Vân Phong (Vạn Ninh), Cam Ranh và Ninh Hòa.

Đối với vùng nuôi quy hoạch ở Vạn Ninh, theo phản ánh người nuôi một số vị trí nuôi không hiệu quả, năng suất thấp không cao như mong muốn, bà con kiến nghị xém xét lại quy hoạch.

“Vấn đề này tỉnh chỉ đạo ngành Nông nghiệp tỉnh phối hợp huyện Vạn Ninh để rà soát, xem xét, bổ sung trị trí... để làm sao bà con nuôi hiệu quả”, ông Vinh chia sẻ.

Xem thêm
Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Bố trí đất, xây nhà ở cho người dân sau bão lũ

YÊN BÁI Hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng trong bão số 3 ở huyện Trấn Yên đang được xây dựng, sửa chữa đồng loạt để giúp bà con ổn định cuộc sống, đón Tết yên vui.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.