| Hotline: 0983.970.780

Hình ảnh độc đáo về nghề đặt xà di bắt cá rô đồng ở miền Tây

Thứ Ba 13/11/2018 , 07:05 (GMT+7)

Hậu Giang là tỉnh cuối nguồn của nước lũ, hiện nay nước vẫn còn nhiều trên đồng ruộng người dân đã tranh thủ đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

Ở miền Tây người dân có nhiều cách bắt cá rô như: đặt lọp, giăng lưới, đăng, dớn, kéo vó… và gần đây phát minh rất độc đáo của nhiều người dân là dùng xà di bỏ mồi vào dụ bắt cá rô tuy rất đơn giản mà đem lại hiệu quả cao.

Xà di là dụng cụ để bắt cá rô được làm bằng tre rất gọn nhẹ không cần phải đi bằng ghe hay vỏ lãi (tắc ráng), mà chỉ cần một chiếc xuồng nhỏ là có thể làm được nghề
Để làm xà di, người ta phải đốn tre, cắt ra từng khúc dài khoảng 1,2 m, ngâm nước một thời gian rồi chẻ ra, vót nan cho thật tròn, đều. Sau đó dùng dây bện (buộc) lại thành hình tròn giống như cái lọp, đầu trên túm lại như cái chóp, đầu dưới hình tròn như vành thúng, được gọi là đáy. Đáy cũng được bện kín bằng tre để khi cá vào không thoát ra được

Xà di phải đặt ở bờ mẫu có nhiều cỏ, gợt lớp bùn để khi cắm xà di bùn không trộn lẫn mồi. Tủ cỏ lại để có chỗ êm cá vô ăn mồi. Đặt xà di sao cho cao hơn mặt nước khoảng 10cm để cá chạy không bị chết, buộc dây để xà di đặt được vững


Thường thì xà di được đặt nhiều nơi trên một cánh đồng. Để cá vô nhiều nhất là chọn những nơi có nhiều cỏ mà đường nước cắt ngang, vì thường cá đi theo nước nên những chỗ đó chạy rất nhiều và được cá lớn
Mồi nhử cá rô thường dùng loại lúa non hoặc bằng mắm sống băm nhuyễn, trộn với đất nhão rồi vo tròn lại
Trước khi đặt phải cho mồi vào xà di, sau đó chọn vị trí cần đặt rồi làm trống cỏ và gợt lớp bùn dưới ruộng, tiếp theo cắm xà di xuống đất, tủ cỏ buộc lại bằng một sợi dây chì. Cứ vài mét là đặt được cái tiếp theo
Thường khi đặt xà di, cứ khoảng vài tiếng đồng hồ là thăm (dỡ) một lần, có khi đặt suốt cả đêm mới dỡ. Nếu thấy có cá, người ta lật ngược chiếc xà di lại đế trút cá ra

Nghề đặt xà di này rất dễ làm và cho thu nhập nhất nhì trong các loại hình đánh bắt thủy sản mùa lũ mà có thu nhập đều đều mỗi ngày
Ông Hà Văn Hồng, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang có kinh nghiệm nhiều năm đặt xà di bắt cá rô cho biết: Lúc này nước lên nhiều nên cá chạy mạnh. Với gần 100 cái xà di mỗi ngày ông kiếm khoảng 5-10kg
Hiện tại cá rô loại 1 có giá từ 80.000 – 90.000 đồng/kg; còn loại 2 giá 40.000 – 50.000 đồng/kg
Với chi phí đầu tư sắm xà di khoảng 2-2,5 triệu đồng (sẽ có trên 100 cái), người làm nghề chỉ cần đặt từ 7-10 ngày là lấy lại vốn
Thời gian để đổ xà di thường bắt đầu vào buổi sáng, rồi sau đó dời sang những cánh đồng bên cạnh
Theo người dân cho biết, xà di hầu như cái nào cũng chạy cá, ít thì 1-2 con, còn nhiều thì 7-15 con, thậm chí 30 con
Theo ông Hồng, người đặt xà di kiếm được 4-5kg, còn nhiều 10 -15kg/ngày (số lượng xà di từ 100 -150 cái). Nhờ có nhiều loại hình đánh bắt này mà các hộ dân ở ĐBSCL không sợ thất nghiệp. Người ít nhất cũng có thu nhập cả trăm ngàn đồng, người nhiều lên gần cả triệu đồng/ngày                                

 

Xem thêm
Nuôi kiến vàng để tiêu diệt sinh vật gây hại vườn bưởi

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 90% mục tiêu. Nuôi kiến vàng để tiêu diệt sinh vật gây hại vườn bưởi. Hà Tĩnh: Tổng sản lượng thủy sản 10 tháng tăng gần 3,5% so với cùng kỳ. Giá tiêu trong nước đồng loạt tăng.

Kiểm soát những 'mối nguy', tạo vùng trồng sầu riêng bền vững

ĐBSCL Việc ký kết các nghị định thư liên quan đến xuất khẩu sầu riêng tươi và động lạnh là bước tiến quan trọng trong thương mại nông sản, đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, cải thiện chất lượng.

Định vị thương hiệu gà Mía ở vùng đất hai vua

Nhờ làm tốt công tác chọn tạo giống, chăn nuôi an toàn sinh học, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho gà Mía Sơn Tây.

Dân bản ấm no nhờ Tổng đội thanh niên xung phong 9

Tổng đội thanh niên xung phong 9 đã góp phần quan trọng trong bước chuyển mình ấn tượng nơi vùng cao xứ Nghệ.