| Hotline: 0983.970.780

Hồ Tả Trạch - phòng tuyến cắt lũ hiệu quả, giảm ngập lụt vùng hạ du

Thứ Năm 22/10/2020 , 13:57 (GMT+7)

Nhờ vận hành điều tiết nước hiệu quả, "đại công trình” hồ Tả Trạch đã góp phần đắc lực trong công tác cắt lũ cho vùng hạ du lưu vực sông Hương.

Hồ Tả Trạch giữ nước, góp phần cắt lũ cho hệ thống sông Hương. Ảnh: Vụ An toàn Đập.

Hồ Tả Trạch giữ nước, góp phần cắt lũ cho hệ thống sông Hương. Ảnh: Vụ An toàn Đập.

Thậm chí, nếu không có hồ Tả Trạch hỗ trợ cắt lũ, có thời điểm TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) sẽ phải hứng chịu trận ngập khủng khiếp hơn rất nhiều.

Không có hồ Tả Trạch, có thời điểm TP. Huế chìm sâu thêm 85cm

Công trình hồ chứa nước Tả Trạch là công trình thủy lợiquan trọng đặc biệt được xây dựng và được đưa vào vận hành năm 2014 tại xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên Huế) do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 5 thuộc Bộ NN-PTNT trực tiếp quản lý vận hành.

Công trình có dung tích toàn bộ 646 triệu m3, nhiệm vụ tạo nguồn nước tưới cho 34.782 ha đất nông nghiệp thuộc vùng đồng bằng sông Hương; cấp nước sinh hoạt và công nghiệp với lưu lượng 2m3/s, nuôi trồng thuỷ sản, phát điện, chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho hệ thống sông Hương... Qua đó, góp phần đắc lực trong công tác phòng chống, giảm thiểu rủi ro thiên tai cho vùng hạ du.

Từ ngày 6/10 đến 20/10/2020, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chịu ảnh hưởng của 2 cơn Bão số 6, 7 và một ATNĐ đã gây mưa đặc biệt lớn, kéo dài liên tục, tổng lượng mưa trong đợt có những nơi trên 3.000 mm.

Theo thông tin từ Vụ An toàn Đập (Tổng cục Thủy lợi), chỉ trong 16 ngày, vùng lòng hồ Tả Trạch có 4 đợt lũ với tổng lượng nước về hồ là 1,094 tỷ m3. Hồ đã giữ được 435 triệu m3 (chiếm 40% tổng lượng lũ), giảm lũ cho TP.Huế.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp (thứ hai từ trái sang) kiểm tra và chỉ đạo công tác vận hành, đảm bảo an toàn hồ Tả Trạch vào ngày 13/10. Ảnh: Vụ An toàn Đập.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp (thứ hai từ trái sang) kiểm tra và chỉ đạo công tác vận hành, đảm bảo an toàn hồ Tả Trạch vào ngày 13/10. Ảnh: Vụ An toàn Đập.

Để có kết quả trên, trước đó, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo, hỗ trợ công tác vận hành điều tiết mực nước hồ Tả Trạch để tăng dung tích phòng lũ. Nhờ đó, chủ động kiểm soát lũ và không bị động trước những tình huống thiên tai bất thường xảy ra.

Điển hình như trong đợt lũ lần 2 (từ ngày 9/10- 11/10), hồ Tả Trạch đã giữ lại 169,6 triệu m3 nước. Mực nước sông Hương tại Trạm Thủy văn Kim Long giảm được 0,85m (giảm từ +4,56m về +3,71m).

Trong 3 đợt lũ khác kể từ ngày 6/10/2020, hồ Tả Trạch đều hỗ trợ cắt lũ, giảm ngập lụt cho vùng hạ du sông Hương từ 22cm đến 50cm/đợt lũ (tại Trạm Thủy văn Kim Long).

Giám sát chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời

Ngay sau khi nhận được thông tin dự báo khí tượng thủy văn sẽ có mưa lớn trên khu vực, tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Bộ NN-PTNT để chỉ đạo vận hành hồ chứa.

Bộ NN-PTNT ứng dụng các phần mềm chuyên dụng 4.0 để giám sát hồ Tả trạch theo thời gian thực. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ NN-PTNT ứng dụng các phần mềm chuyên dụng 4.0 để giám sát hồ Tả trạch theo thời gian thực. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ NN-PTNT đã giao nhiệm vụ cho Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng chống thiên tai chỉ đạo các đơn vị tư vấn gồm Viện Quy hoạch Thủy lợi; Trung tâm Công nghệ phần mềm Thủy lợi - thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; Đại học Thủy lợi; Trung tâm Chính sách và kỹ thuật thủy lợi… ứng dụng công nghệ 4.0 để giám sát hồ Tả Trạch theo thời gian thực, phân tích dữ liệu quan trắc, dự liệu mưa dự báo để dự báo dòng chảy đến hồ, hỗ trợ xây dựng các phương án xả lũ nhằm đảm bảo an toàn công trình và giảm thiểu ngập lụt vùng hạ du.

Ngày 11/10 Tổng cục Thủy lợi cử đoàn công tác trực tiếp vào hiện trường để kiểm tra, chỉ đạo và phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 để vận hành hồ chứa.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường (thứ 3 từ phải sang) chỉ đạo công tác vận hành hồ Tả Trạch để vừa đảm bảo an toàn, vừa hỗ trợ cắt lũ cho hạ lưu sông Hương. Ảnh: Vụ An toàn Đập.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường (thứ 3 từ phải sang) chỉ đạo công tác vận hành hồ Tả Trạch để vừa đảm bảo an toàn, vừa hỗ trợ cắt lũ cho hạ lưu sông Hương. Ảnh: Vụ An toàn Đập.

Tiếp đến ngày 13/10, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường làm trưởng đoàn, tham gia đoàn Công tác có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Đồng Văn Tự và các cơ quan chuyên môn của Bộ NN-PTNT đã cùng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đến kiểm tra việc vận hành hồ chứa cũng như các kế hoạch để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và giảm ngập lụt cho vùng hạ du.

Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 8 trên Biển Đông đang hướng vào đất liền. Để ứng phó với bão, Bộ NN-PTNT tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng chống thiên tai) cập nhật tình hình để hỗ trợ địa phương vận hành hồ chứa trong thời gian tới, đảm bảo an toàn công trình, giảm thiểu rủi ro ngập lụt vùng hạ du đập.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Thí điểm đề án 1 triệu ha lúa, nông dân được hỗ trợ 100% chi phí

ĐBSCL Ngoài hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nông dân tham gia mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ được hỗ trợ toàn bộ vật tư và hạ tầng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.