| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng cho lao động để giảm nghèo đa chiều

Thứ Sáu 18/11/2022 , 14:50 (GMT+7)

Đưa các đối tượng được thụ hưởng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động để giảm nghèo đa chiều.

Ngày 18/11, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ngành liên quan đến từ các tỉnh, thành từ Đà Nẵng đến Cà Mau.

Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm cho biết, mục tiêu của việc tập huấn là nhằm truyền đạt, hướng dẫn các nội dung liên quan theo Nghị quyết số 24/2021/QH15 về “Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2015” và các Nghị định của Chính phủ cũng như Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm chủ trì Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: P.T.

Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm chủ trì Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: P.T.

Đồng thời, các đại biểu còn được hướng dẫn, tiếp cận các tiểu dự án (tiểu dự án 4.2 và 4.3) về hỗ trợ việc làm bền vững với mục tiêu cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động; đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, vùng ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ hoạt động đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Mục tiêu của dự án này là nhằm đẩy mạnh hoạt động đưa các đối tượng được thụ hưởng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động, nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia , nâng cao chất lượng cuộc sống cho các đối tượng thụ hưởng theo quy định.

Theo ý kiến của các đại biểu tại hội nghị, các nghị định và thông tư tuy đã ban hành và có hướng dẫn nhưng còn quá mới nên việc triển khai thực hiện của các địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa cái khó lớn hiện nay đó là việc bố trí vốn còn ít đối với các tiểu dự án, không đủ đáp ứng, trong khi nhiều tỉnh, thành còn khó khăn về vốn đối ứng để cân đối bố trí.

Bên cạnh đó, đối với thông tư về thu thập thông tin và các thông tư hướng dẫn khác vẫn còn chồng chéo, chưa cụ thể nên việc triển khai tại địa phương còn nhiều khó khăn. Đối với vốn đầu tư tại tiểu dự án 4.3 (vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp), một số kết nối về dữ liệu quốc gia, thu thập thông tin về cung cầu lao động, cơ sở dự liệu dân cư… chưa được cụ thể hóa.

Ông Nguyễn Bá Trước, Phó Trưởng phòng lao động việc làm - giáo dục nghiệp nghiệp (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang) cho rằng, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình còn một số vướng mắc, nhất là vốn đầu tư phát triển (phần cứng và phần mềm). Hiện tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh phí để đầu tư máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất… để triển khai hỗ trợ trung tâm giới thiệu việc làm tổ chức trực tuyến giới thiệu, giải quyết việc làm cho người lao động.

Vũ Phạm Dũng Hà - Trưởng phòng Chính sách Việc làm, Cục Việc làm - cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Việc làm tổ chức các đợt tập huấn để phổ biến sâu rộng các nghị quyết của Chính phủ.  Ảnh: P.T.

Vũ Phạm Dũng Hà - Trưởng phòng Chính sách Việc làm, Cục Việc làm - cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Việc làm tổ chức các đợt tập huấn để phổ biến sâu rộng các nghị quyết của Chính phủ.  Ảnh: P.T.

Ông Tào Bằng Huy Phó Cục trưởng Cục Việc làm chia sẻ, về nguồn vốn phân bổ, nhiều Bộ và các cơ quan Trung ương cũng chỉ được phân bổ 10% vốn ngân sách Trung ương. Do đó, để triển khai vấn đề giải quyết việc làm, các địa phương cần chủ động bố trí nguồn vốn thực hiện chương trình từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương trình trên địa bàn.

Nếu các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương từ 70% trở lên thì vốn đối ứng tối thiểu 3%; nếu nhận ngân sách Trung ương từ 50% đến dưới 70% thì vốn đối ứng tối thiểu là 10%; địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương dưới 50% thì vốn đối ứng tối thiểu là 15%.

Tại hội nghị, những khó khăn, vướng mắc được các đại biểu nêu lên đã được lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Cục Việc làm và Cục Quản lý lao động ngoài nước giải thích cặn kẽ; đồng thời làm rõ hướng giải quyết để đại biểu các tỉnh, thành cập nhật và tháo gỡ kịp thời.

Các đại biểu nêu nhiều khó khăn vướng mắc, nhất là nguồn vốn đối ứng của địa phương khi triển khai Chương trình. Ảnh: P.T

Các đại biểu nêu nhiều khó khăn vướng mắc, nhất là nguồn vốn đối ứng của địa phương khi triển khai Chương trình. Ảnh: P.T

Cục Việc làm và Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tiếp tục tổ chức các đợt tập huấn để phổ biến sâu rộng các nghị quyết của Chính phủ cũng như thông tư hướng dẫn của Bộ để các địa phương thuận lợi triển khai, góp phần đưa Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 phát huy hiệu quả.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.