| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa trong nước

Thứ Tư 12/02/2020 , 09:22 (GMT+7)

Tình hình dịch bệnh nCoV đã tác động đến không chỉ đời sống, kinh tế của người dân, mà đặc biệt còn ảnh hưởng trực tiếp tới những người nông dân.

Người tiêu dùng ủng hộ tiêu thụ thanh long tại Emart Phan Văn Trị. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Người tiêu dùng ủng hộ tiêu thụ thanh long tại Emart Phan Văn Trị. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Trước tình hình một số mặt hàng nông sản như thanh long, mít, nhãn… rớt giá do gặp khó khăn trong xuất khẩu do ảnh hưởng của dịch bệnh nCoV, Sở Công thương TP.HCM cho biết, đã làm việc với Hội Lương thực, thực phẩm TP.HCM và các hệ thống phân phối trên địa bàn, 3 chợ đầu mối, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm (có chức năng sấy khô nông sản), triển khai các giải pháp.

Cụ thể, các hệ thống phân phối, 3 chợ đầu mối (Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức) tăng cường tổ chức thu mua các mặt hàng thanh long, dưa hấu; đồng thời kích cầu tiêu dùng thông qua các hoạt động truyền thông, quảng bá, khuyến mãi, tổ chức khu vực chuyên doanh các mặt hàng này…

Đến nay, Sở Công thương TP.HCM đã phối hợp Long An, Bình Thuận và các tỉnh, thành khu vực phía Nam tập trung kết nối vào các hệ thống phân phối có mạng lưới kinh doanh trên cả nước như Sài Gòn Co.op. BigC, Vinmart…

Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho hay, với các giải pháp kích cầu của các đơn vị phân phối, sự đồng hành của người tiêu dùng TP; sau thời gian ngắn thực hiện, sản lượng tiêu thụ tại các hệ thống đã tăng gấp nhiều lần so với trước đây.

Đơn cử như Sài Gòn Co.op, từ ngày 3 - 9/2, tiêu thụ 84 tấn thanh long, 80 tấn dưa hấu (bình quân mỗi ngày 12 tấn thanh long; 11,5 tấn dưa hấu) tăng 2,5 - 3,5 lần so ngày thường.

Còn hệ thống Vinmart, từ ngày 6 - 9/2, tiêu thụ 85 tấn thanh long, 200 tấn dưa hấu (bình quân mỗi ngày 21,3 tấn thanh long, 50 tấn dưa hấu); tăng hơn 10 lần so ngày thường.

Hệ thống BigC, từ ngày 5 - 10/2, tiêu thụ 141 tấn thanh long, 228 tấn dưa hấu (bình quân mỗi ngày 23,5 tấn thanh long, 38 tấn dưa hấu); tăng gấp 4 - 8 lần so ngày thường.

Hệ thống Lotte, từ ngày 3 - 9/2 tiêu thụ 20 tấn thanh long, 50 tấn dưa hấu (bình quân mỗi ngày 2,8 tấn thanh long, 7,1 tấn dưa hấu); tăng gấp 3 lần ngày thường.

Hệ thống MM MEGA MARKET, từ ngày 4 - 10/2, tiêu thụ 30 tấn thanh long, 70 tấn dưa hấu.

Không chỉ tập trung tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị hiện đại, chợ truyền thống mà các doanh nghiệp chế biến nông sản cũng tăng cường tổ chức thu mua để sấy khô, trữ lạnh.

Người tiêu dùng lựa chọn dưa hấu tại hệ thống Co.op Mart.

Người tiêu dùng lựa chọn dưa hấu tại hệ thống Co.op Mart.

Trước tình hình dịch nCoV, nhiều người dân lo lắng tích trữ lương thực, thực phẩm, trong khi đó nhiều đối tượng lợi dụng tình hình đầu cơ, găm hàng, tăng giá.

Để người dân an tâm, chủ động phòng, chống dịch nCoV, Sở Công thương TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo cân đối cung – cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, sữa trong giai đoạn này.

Trong trường hợp dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng, Sở Công thương chủ động làm việc với các hệ thống phân phối có kế hoạch phân phối, cung ứng hàng hóa theo hình thức, phương thức phù hợp, tránh tình trạng đứt hàng cục bộ gây tâm lý hoang mang; vận động các DN sản xuất, kinh doanh có chính sách, chế độ chăm lo người lao động hợp lý để an tâm tăng gia sản xuất, đảm bảo nguồn thực phẩm cung ứng trong giai đoạn cấp bách.

Ngoài ra, Sở Công thương cũng chuẩn bị phương án nhập khẩu các sản phẩm lương thực, thực phẩm khác thay thế, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm