| Hotline: 0983.970.780

Hoa vàng nở trên bản người Dao

Chủ Nhật 08/03/2020 , 15:39 (GMT+7)

Tại bản người Dao Tân Thành, xã Nông Thượng (Bắc Kạn) có một hợp tác xã đang trở thành điểm sáng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn.

Cơ sở sản xuất của HTX Nông nghiệp Tân Thành tại xã Nông Thượng, TP. Bắc Kạn. Ảnh: Toán Nguyễn

Cơ sở sản xuất của HTX Nông nghiệp Tân Thành tại xã Nông Thượng, TP. Bắc Kạn. Ảnh: Toán Nguyễn

Đó là nơi sản xuất ra các mặt hàng tinh bột nghệ Bắc Kạn với hàng chục sản phẩm cao cấp, dễ sử dụng và tốt cho sức khỏe, đã được bày bán trên cả nước và cả đối tác nước ngoài. Sản phẩm được đánh giá rất cao trên thị trường, năm 2019 đạt giải Vàng nông nghiệp Việt Nam, nhận 2 giải Ocop 4 sao cho 2 sản phẩm tinh nghệ nếp đỏ cao cấp và tinh nghệ nếp đen cao cấp.

Đơn vị sản xuất là HTX Nông nghiệp Tân Thành, cũng đã nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể năm 2018-2019, Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Kạn vì đã có những đóng góp xuất sắc trong sản xuất, cùng nhiều giải thưởng, khen thưởng khác.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tham gian hàng của HTX Nông nghiệp Tân Thành tại triển lãm hàng nông nghiệp tiêu biểu miền núi phía Bắc năm 2019. Ảnh: Toán Nguyễn. (Thứ trưởng mặc áo trắng, đứng cạnh là chị Minh).

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tham gian hàng của HTX Nông nghiệp Tân Thành tại triển lãm hàng nông nghiệp tiêu biểu miền núi phía Bắc năm 2019. Ảnh: Toán Nguyễn. (Thứ trưởng mặc áo trắng, đứng cạnh là chị Minh).

Điều đáng chú ý là những sản phẩm này do một tay người phụ nữ địa phương có dáng nhỏ bé, chị Nguyễn Thị Hồng Mình làm chủ và gây dựng nên (Chị Minh hiện là Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Thành).

Chị Minh cho rằng việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp không chỉ là duyên, mà còn là cái số được gắn bó bản thân. Năm 2001, chị tốt nghiệp ngành lâm nghiệp và làm công việc dự án trồng rừng. Đến năm 2007, do phải đi nhiều vất vả, con thì nhỏ nên quyết định đi học thêm lớp trung cấp kế toán, xong từ đó đi làm việc cho các doanh nghiệp ở quanh địa bàn TP. Bắc Kạn.

Mặc dù làm nghề kế toán cho mấy doanh nghiệp, có thu nhập ổn định, nhưng bản thân chị vẫn muốn quay lại làm nông nghiệp, mà cụ thể là về củ nghệ. Vì theo chị Minh, bản thân nhận thấy củ nghệ rất tốt cho sức khỏe, trong khi loại củ này rất phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng ở tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, nhiều năm đau đáu cũng chỉ để trong lòng, vì vốn đầu tư rất lớn nên không có khả năng.

Đến năm 2015, chị may mắn gặp được một người đầu tư cùng, người này có máy móc, công nghệ và thị trường đâu ra, còn chị thì đất đai làm nơi sản xuất. Mới đầu chỉ là làm bột nghệ, sản xuất thô, nhưng đó là khởi đầu để chị đi vào làm nghệ. Công việc đang thuận lợi, thì người hợp tác phải chuyển công tác đi nơi khác, nhưng bản thân vẫn quyết tâm không bỏ cuộc, mà cố gắng làm tiếp, phát triển và mở rộng.

Công nhân của HTX Nông nghiệp Tân Thành đang làm việc. Ảnh: Toán Nguyễn.

Công nhân của HTX Nông nghiệp Tân Thành đang làm việc. Ảnh: Toán Nguyễn.

Từ bước khởi đầu chỉ đi thu mua nghệ lẻ trong dân, đến năm 2016, HTX Nông nghiệp Tân Thành bắt đầu đi liên kết với người dân trồng 15ha để đảm bảo nguồn nguyên liệu, đến năm 2020 đã tăng quy mô lên gần 10 lần tỉnh Bắc Kạn là 130ha. Ngoài ra HTX cũng đang phối hợp với các nhà khoa học của Đại học Nông lâm Thái Nguyên đang triển khai trồng thí điểm ở 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Năm 2019, đơn vị đã mua với người dân khoảng 1.200 tấn củ nghệ nếp, thanh toán đầy đủ với số tiền là trên 7 tỷ đồng. Có hộ trừ chi phí đi thu về tới hơn 300 triệu từ trồng nghệ (như hộ ông Phượng Văn Toàn ở xã Nông Thượng trông tới 5ha), nhiều hộ thu về hơn 100 triệu đồng.

Sản phẩm tinh bột nghệ của HTX Nông nghiệp Tân Thành gồm nhiều sản phẩm đa dạng như tinh nghệ nếp đen, tinh nghệ nếp đỏ, nghệ viên mật ong, bột nghệ… được dùng trong hộ trợ điều trị các bệnh về ung thư, dạ dày, trị nám, tàn nhang, bổ huyết, ngăn ngừa các loại ung thu, u xơ … được Bộ Y tế chứng nhận đạt tiêu chuẩn, được các chuyên gia đánh giá có chất lượng tốt như “thần dược” tự nhiên.

Mặc dù sản phẩm đã được bày bán rộng khắp trên cả nước, nhưng với chị Minh vẫn còn nhiều trăn trở, khó khăn cần phải cố gắng vượt qua như: quy mô xưởng sản xuất còn bé, thiếu vốn, nên đã bỏ lỡ nhiều đơn hàng lớn do chưa đủ năng lực. Hợp tác với các doanh nghiệp của Nhật Bản, nhưng chỉ là bán sản phẩm thô như bán bột, nghệ miếng chứ chưa đưa trực tiếp được sản phẩm vào thị trường nước bạn. DN cũng đang đàm phán với một số doanh nghiệp của Trung Quốc từ trước 2020, nhưng đang bị gián đoạn do dịch Covid-19.

Sản phẩm tinh bột nghệ của HTX Nông nghiệp Tân Thành được lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn quan tâm, động viên. Ảnh: Hồng Minh.

Sản phẩm tinh bột nghệ của HTX Nông nghiệp Tân Thành được lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn quan tâm, động viên. Ảnh: Hồng Minh.

Bản người Dao Tân Thành còn nghèo, nông thôn ở tỉnh miền núi Bắc Kạn còn nhiều khó khăn, việc sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của chị Nguyễn Thị Hồng Minh hoa vàng rực rỡ, là niềm tự hào đối người phụ nữ tỉnh nhà, là tấm gương sáng phát triển kinh tế nông thôn.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.