| Hotline: 0983.970.780

Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhận Giải thưởng Chủ tịch JICA lần thứ 17

Thứ Tư 19/01/2022 , 17:29 (GMT+7)

Giải thưởng Chủ tịch JICA được trao hàng năm cho các cá nhân/tổ chức có cống hiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại các nước đang phát triển.

 Các đại biểu của JICA Việt Nam và Học viện Nông nghiệp Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại lễ trao giải thưởng hôm 18/1. Ảnh: JC

 Các đại biểu của JICA Việt Nam và Học viện Nông nghiệp Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại lễ trao giải thưởng hôm 18/1. Ảnh: JC

Theo đó, Giải thưởng Chủ tịch JICA thường niên lần thứ 17 đã được trao cho 42 cá nhân và tổ chức (27 cá nhân và 15 tổ chức phát triển thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế trong năm 2021) nhằm vinh danh họ đã có nhiều cống hiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, Giải thưởng Chủ tịch JICA năm nay được trao cho 4 tổ chức của Việt Nam, trong đó có Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho lĩnh vực phát triển giống lúa triển vọng và các Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy cho lĩnh vực y tế cộng đồng.

Trước đó, tại Nhật Bản, lễ trao Giải thưởng Chủ tịch JICA cho Đại học Kyushu, Đại học Nagoya, là hai tổ chức của Nhật Bản cùng tham gia lĩnh vực phát triển giống lúa đã được tổ chức vào tháng 12/2021. 

Dự án phát triển giống lúa triển vọng (Phát triển cây trồng cải tiến cho vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam) mà Học viện Nông nghiệp Việt Nam tham gia nghiên cứu đã thành công trong việc phát triển giống lúa có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn và khả năng chống chịu sâu bệnh, thích hợp với điều kiện thời tiết tại địa phương.

Dự án đã ứng dụng chỉ thị phân tử DNA trong chọn lọc nhằm xác định chính xác các cá thể mang gen quy định tính trạng mong muốn, nhờ vậy giúp giảm thời gian chọn tạo giống, giảm đáng kể công sức và chi phí. Ngoài ra, dự án đã đẩy nhanh tiến độ lai tạo các thế hệ, chọn lọc và nhân hạt giống bằng cách gieo trồng 3 vụ/năm, trong đó 2 vụ tại miền Bắc (vụ xuân, vụ mùa) và 1 vụ tại Đồng bằng sông Cửu Long (vụ thu đông). Đặc biệt, sau khi dự án kết thúc, cơ quan đối tác Việt Nam đã nỗ lực tiến hành các giai đoạn khảo nghiệm khắt khe, từ khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định, khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng, khảo nghiệm sản xuất, đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh, đến sản xuất thử với diện tích lớn từ 600 ha trở lên.

Thông thường ở Việt Nam, cần khoảng 15-20 năm kể từ khi bắt đầu chọn tạo giống lúa mới đến khi được công nhận giống quốc gia. Tuy nhiên, giống lúa thứ hai do dự án phát triển cũng đã được công nhận là giống lúa quốc gia chỉ trong khoảng 11 năm kể từ khi bắt đầu triển khai dự án. Năm 2019, giống lúa đầu tiên của dự án được công nhận là giống lúa quốc gia, có thời gian sinh trưởng ngắn và có thể cho thu hoạch sớm để tránh mùa mưa bão. Vì vậy giống lúa này đã được canh tác trên diện tích hơn 1.200 ha ở khu vực miền Trung và chủ yếu là ở tỉnh Nghệ An.

  • Tags:
Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.