| Hotline: 0983.970.780

Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20: Chung tay vun đắp cho tương lai toàn cầu

Thứ Sáu 16/06/2023 , 15:10 (GMT+7)

Từ ngày 15-17/6/2023, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) được Ấn Độ chủ trì tổ chức tại Hyderabad, Ấn Độ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20.

Hội nghị nằm trong chuỗi các sự kiện quan trọng hàng đầu được Ấn Độ chủ trì tổ chức trong khuôn khổ năm Chủ tịch G20 hiện do nước này đảm nhận (nhiệm kỳ 1/12/2022 - 30/11/2023) với chủ đề Một Trái đất, Một Gia đình, Một Tương lai.

Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp năm nay thảo luận 4 vấn đề trọng tâm: (i) An ninh lương thực và dinh dưỡng; (ii) Nông nghiệp bền vững với cách tiếp cận thông minh; (iii) Hệ thống thực phẩm và chuỗi giá trị nông nghiệp bao trùm; (iv) Số hoá để chuyển đổi nông nghiệp.

Tham dự hội nghị, ngoài Bộ trưởng Nông nghiệp các nước thành viên, còn có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp của 10 nước khách mời, đại diện các tổ chức quốc tế lớn. Trong đó, Chính phủ Ấn Độ trân trọng mời Việt Nam tham dự với tư cách khách mời đặc biệt. Điều này thể hiện sự coi trọng đặc biệt của Ấn Độ với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Mody đã nhấn mạnh tới vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp - không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là trái tim của nền văn minh nhân loại và sẽ tiếp tục là tương lai của loài người. Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động trong thời gian gần đây, toàn cầu cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng và biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Ấn Độ kêu gọi các quốc gia quan tâm hơn nữa đến đổi mới khoa học công nghệ nông nghiệp để thúc đẩy nông nghiệp xanh, nông nghiệp tái tạo, phát thải thấp vì lợi ích của nông dân quy mô nhỏ, tăng cường an ninh lương thực, dinh dưỡng cho phát triển bao trùm và bền vững.

Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 là một hoạt động đa phương lớn, quan trọng. Việc tham dự hội nghị của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan truyền tải thông điệp mạnh mẽ về vai trò chủ động, tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng tại các diễn đàn đa phương.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ nông nghiệp Việt Nam đã thể hiện vai trò, vị thế to lớn đối với phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nông sản thực phẩm lớn trên thế giới. Năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt mức trên 53 tỷ USD, đứng thứ 15 trên thế giới. Hàng nông sản của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với chất lượng ngày một cải thiện. Đây là minh chứng rõ nét cho nỗ lực của Việt Nam trong việc đóng góp vào an ninh lương thực, dinh dưỡng cho người tiêu dùng toàn cầu.

Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20.

Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20.

Việt Nam đã cam kết là nhà cung ứng lương thực, thực phẩm tin cậy của cộng đồng quốc tế. Ngày 28/3/2023, Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”.

Kế hoạch hành động này hướng tới phát triển nông nghiệp sinh thái, giảm phát thải, tích hợp đa giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng chống chịu trước các cú sốc, góp phần nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu sản phẩm; nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đảm bảo khả năng tiếp cận và thụ hưởng lương thực, thực phẩm lành mạnh cho mọi đối tượng và trong mọi tình huống, đặc biệt đối với khu vực khó khăn, nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương; Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số và đổi mới sáng tạo trong việc tăng hiệu quả trong sản xuất, năng suất, an toàn thực phẩm và phân phối, đồng thời kết nối người sản xuất trực tiếp với người tiêu dùng; Giảm thiểu thất thoát và lãng phí lương thực, thực phẩm; Tăng cường tiêu dùng xanh, có trách nhiệm với môi trường.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kêu gọi các nước G20 và cộng đồng quốc tế cùng chung tay xử lý các vấn đề toàn cầu, chia sẻ chung Một hệ thống lương thực thực phẩm, Một thịnh vượng và Một Tương lai. Đồng thời, kêu gọi các đối tác quan tâm hơn nữa đến chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thông qua:

- Hỗ trợ cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam được tiếp cận các nguồn khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại cho phát triển nông nghiệp xanh, phát thải thấp, đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng.

- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, vốn để đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng nông nghiệp, vừa phục vụ sản xuất vừa phát triển kinh tế nông thôn và thúc đẩy đầu tư có trách nhiệm trong nông nghiệp.

- Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế của hệ thống lương thực, thực phẩm để khai thác tốt tiềm năng của các hiệp định thương mại tự do và các cam kết quốc tế. Xây dựng Diễn đàn đa phương tạo thuận lợi cho thương mại nông sản toàn cầu, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản, đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Xem thêm
Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tạo môi trường thuận lợi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp

Cần Thơ Xuất phát từ nông nghiệp, chuyển qua nghiên cứu, sản xuất… vòng tuần hoàn khép kín đã tạo nên những ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với thực tiễn thị trường.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm