| Hotline: 0983.970.780

Hôm nay, giá điện tăng

Thứ Hai 01/03/2010 , 14:30 (GMT+7)

Theo thông tư mới, đối với các hộ sử dụng điện sinh hoạt, nếu hộ nào sử dụng dưới 50 kWh thì chi phí không đổi so với năm 2009, gia đình nào sử dụng từ 51-100 kWh/tháng, tiền điện phải trả thêm tối đa khoảng 7.000 đồng/tháng/hộ; các hộ sử dụng tới 200 kWh/tháng, tiền điện phải trả thêm tối đa khoảng 16.000 đồng/tháng...

Từ hôm nay (1/3), giá điện bình quân sẽ là 1.058 đồng/kWh, tăng 6,8% so với giá điện bình quân thực hiện 2009.  

Từ lập luận của 2 ông Thứ trưởng

Tại buổi họp báo về việc điều chỉnh giá điện năm 2010 do Bộ Công thương tổ chức cuối tuần qua, Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào cho hay, việc tăng giá bán điện là bất khả kháng. Nói cách khác, việc tăng giá điện là không thể trì hoãn. Thậm chí ông Hào còn cho rằng, việc tăng giá điện cũng nhằm khuyến khích nhân dân sử dụng điện tiết kiệm và hạn chế thiếu điện vào các giờ cao điểm.

Có cùng quan điểm trên ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói: “Giá điện của Việt Nam hiện ở mức thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á (Campuchia là 17,68 cent/kWh, Mianma với 6,52 cent/kWh, Thái Lan là 8,5 cent/kWh, Singapore với 13,07 cent/kWh…trong khi Việt Nam mới chỉ ở mức 5,54 cent/kWh, sau lần điều chỉnh này). Do đó, nếu không tăng giá điện sẽ không thu hút được đầu tư, ngân hàng sẽ không cho nhà đầu tư vay vốn thực hiện dự án điện, điều này rất nguy hiểm cho nền kinh tế”.

Cứ theo như phân tích của ông Hiếu thì tăng giá điện sẽ tăng cường đầu tư vào ngành điện, góp phần đảm bảo an toàn cung cấp điện cho xã hội và người tiêu dùng. Đồng thời việc tăng giá điện cũng nhằm khuyến khích nhân dân sử dụng điện tiết kiệm và hạn chế thiếu điện vào các giờ cao điểm.

“Giá điện cho sản xuất chỉ tăng 6,3% (thấp hơn mức tăng bình quân), các ngành sản xuất phải trả thêm khoảng 2.630 tỷ đồng tiền điện. Chi phí tiền điện tăng thêm cho các ngành sản xuất phổ biến ở mức dưới 1% giá thành. Nhìn tổng thể nền kinh tế, giá điện mới chỉ làm CPI tăng 0,25-0,3% và giảm 0,35% GDP dự kiến của năm 2010. Như vậy, mức ảnh hưởng của tăng giá điện là không lớn”- ông Hào cố thuyết phục.

Cũng theo nhận định của ông Hào, mức chi tiền điện tăng thêm hàng tháng của các hộ gia đình do điều chỉnh giá điện là không lớn. Bởi theo thông tư mới, đối với các hộ sử dụng điện sinh hoạt, nếu hộ nào sử dụng dưới 50 kWh thì chi phí không đổi so với năm 2009, gia đình nào sử dụng từ 51-100 kWh/tháng, tiền điện phải trả thêm tối đa khoảng 7.000 đồng/tháng/hộ; các hộ sử dụng tới 200 kWh/tháng, tiền điện phải trả thêm tối đa khoảng 16.000 đồng/tháng; các hộ sử dụng 300 kWh/tháng, số tiền phải trả thêm sẽ là 26.000 đồng/tháng và trên 400 kWh/tháng, trả thêm 36.500 đồng/tháng. 

Đến ý kiến các chuyên gia

Không đồng ý với cách tính của liên Bộ Tài chính – Công thương, ông Bùi Trinh, chuyên gia về thống kê, đã làm nhiều phép tính toán những ảnh hưởng đến giá SX và tiêu dùng dưới tác động của việc tăng giá điện và hai lần tăng giá xăng trước đây.

Ông Trinh phân tích: Khi nền kinh tế sử dụng sản phẩm đã tăng giá của chu kỳ thứ nhất sẽ tăng giá một lần nữa, ảnh hưởng này được gọi là ảnh hưởng lan toả hoặc tổng ảnh hưởng của việc tăng giá điện và xăng dầu đến nền kinh tế như giá cả và GDP. Nghiên cứu này chúng tôi sử dụng cấu trúc chi phí từ bảng cân đối liên ngành (input-output table) mới nhất của Việt Nam với các kịch bản (1) tăng giá xăng 3% và tăng giá điện 6,8% và (2) tăng giá xăng 6,5% (tăng từ 15/12/2009 so với 21/2/2010) và tăng giá điện 6,8%.

“Mức tăng CPI hơn 1% là rất lớn vì đó mới chỉ là ảnh hưởng của việc tăng giá xăng, giá điện. Nếu tính toán thêm tác động của việc tăng tỷ giá và lãi suất cùng với yếu tố tâm lý của người dân thì lạm phát sẽ rất cao”, ông Trinh lo ngại.

Với kịch bản 1 về tổng thể, chỉ số giá sản xuất (giá thành) do ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng các sản phẩm đầu vào là xăng dầu và điện sẽ tăng khoảng 0,23% và tổng ảnh hưởng đến tăng giá thành sản xuất khoảng 0,44% và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng khoảng 0,49%; ở kịch bản này GDP giảm 0,75%.

Nhưng đến 21/2/2010 tăng giá xăng dầu so với 15/12/2009 khoảng 6,5% mặc dù làm đúng quy định nhưng ảnh hưởng đến giá cả và GDP là không nhỏ. Đặc biệt là từ 1/3, điện cũng tăng giá 6,8%. Trong trường hợp này qua tính toán từ bảng cân đối liên ngành thì khoảng 2 – 3 tháng sau ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành chung của nền kinh tế vào khoảng 0,37% và ảnh hưởng lan toả (sáu tháng đến một năm sau) giá thành sản phẩm sẽ tăng khoảng 0,97% và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng khoảng 1,07% do ảnh hưởng của việc đồng loạt điện và xăng dầu tăng giá. Bất ngờ hơn nữa là việc này làm GDP giảm khoảng 1,44%.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất