| Hotline: 0983.970.780

Hơn 31.000 người dân đang 'khát' nước sạch

Thứ Sáu 23/08/2024 , 17:14 (GMT+7)

Hơn 31.000 người dân của xã Phước An và Phước Thành (huyện Tuy Phước, Bình Định) đang quay quắt trong cảnh thiếu nước sạch, họ phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh…

Bà Lê Thị Kim Hồng (67 tuổi) ở thôn Ngọc Thạnh 1, xã Phước An (huyện Tuy Phước, Bình Định) do không được sử dụng nước của công trình cấp nước tập trung nên phải khoan giếng sử dụng nguồn nước ngầm. Ảnh: V.Đ.T.

Bà Lê Thị Kim Hồng (67 tuổi) ở thôn Ngọc Thạnh 1, xã Phước An (huyện Tuy Phước, Bình Định) do không được sử dụng nước của công trình cấp nước tập trung nên phải khoan giếng sử dụng nguồn nước ngầm. Ảnh: V.Đ.T.

Mạch nước ngầm cạn kiệt

Ông Nguyễn Thành Đạt, Chủ tịch UBND xã Phước Thành (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), cho biết trên địa bàn xã này hiện có hơn 3.400 hộ dân với hơn 14.500 nhân khẩu. Phần lớn họ phải dùng nước giếng khoan, giếng khơi; chỉ một số ít hộ dân ở thôn Bình An 1, dọc theo tuyến quốc lộ 19C là được tiếp cận nguồn nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. “Vào mùa khô, tất cả các giếng đều cạn kiệt, người dân địa phương bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng”, ông Đạt cho hay.

Ông Trần Thế Lâm, người dân tại thôn Cảnh An 1 (xã Phước Thành), cho biết: “Trước đây, gia đình tôi phải sử dụng nước giếng khoan nhiễm phèn, phải lọc kỹ mới dùng được trong sinh hoạt. Thế nhưng vào mùa khô cả giếng khoan cũng cạn kiệt nước, may là có nguồn nước sạch do chùa Bình Ân cung cấp đã giúp gia đình tôi và nhiều hộ dân khác nhẹ bớt gánh nặng phải mua nước với chi phí lớn”.

Ông Huỳnh Tấn Dũng, Chủ tịch UBND xã Phước An (huyện Tuy Phước), thì cho biết trong 10 thôn của xã này chỉ có người dân thôn Ngọc Thạnh 2, địa phương giáp ranh với thị trấn Diêu Trì, là được sử dụng nước sạch từ nhà máy cấp nước, cư dân 9 thôn còn lại phải chịu cảnh thiếu nước trong mùa khô hạn. Do vậy, chỉ khi có hệ thống cấp nước tập trung mới đáp ứng nhu cầu nước sạch cho cư dân 9 thôn còn lại.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tuy Phước, hơn 8.140 hộ dân với hơn 31.000 nhân khẩu thuộc 12 thôn của xã Phước An và xã Phước Thành hiện chưa được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Nguồn nước tại các khu vực này thường nhiễm phèn, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Đặc biệt là trong mùa nắng nóng nguồn nước ngầm cạn kiệt, khiến tình trạng thiếu nước sinh hoạt trở nên trầm trọng.

Do mạch nước ngầm bị nhiễm phèn nên bà Lê Thị Kim Hồng không dám sử dụng trong ăn uống, chỉ để giặt đồ và chăn nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

Do mạch nước ngầm bị nhiễm phèn nên bà Lê Thị Kim Hồng không dám sử dụng trong ăn uống, chỉ để giặt đồ và chăn nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

Cần đầu tư hệ thống cấp nước sạch

Hơn một năm qua, vào các ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu hàng tuần, chùa Bình Ân nằm trên địa bàn thôn Cảnh An 1 (xã Phước Thành) cám cảnh “khát” nước sạch của người dân địa phương nên đã mở điểm cung cấp nước sạch miễn phí.

Theo cho biết của sư cô Thích Nữ Minh Đức, trụ trì chùa Bình Ân, hệ thống lọc nước tinh khiết tại chùa được nhà tài trợ từ TP.HCM đầu tư để hỗ trợ nhu cầu nước sạch của nhà chùa trong bối cảnh trên địa bàn bị thiếu nước sạch trầm trọng. Nhận thấy người dân địa phương sống quay quắt trong cảnh thiếu nước sạch, nhất là vào mùa khô hạn, nhà chùa đã quyết định chia sẻ nguồn nước sạch cho với bà con.

Tuy nhiên, cũng theo sư cô Thích Nữ Minh Đức, việc cung cấp nước sạch của chùa Bình Ân đã góp phần giúp nhiều hộ dân giải quyết được vấn đề nước uống, nấu ăn, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Bởi, nhà chùa đang phải đối mặt với khó khăn về chi phí tiền điện để vận hành hệ thống lọc nước.

Bà Lê Thị Kim Hồng phải mua 1 máy lọc nước để lọc nước giếng khoan của mình mới dám sử dụng ăn uống. Ảnh: V.Đ.T.

Bà Lê Thị Kim Hồng phải mua 1 máy lọc nước để lọc nước giếng khoan của mình mới dám sử dụng ăn uống. Ảnh: V.Đ.T.

Trước thực trạng trên, cuối tháng 7 vừa qua, UBND huyện Tuy Phước đã xin chủ trương UBND tỉnh Bình Định đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung cho 2 xã Phước An và Phước Thành. Dự án thuộc nhóm C với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 65 tỷ đồng sẽ triển khai từ năm 2024 đến năm 2026.

“Nếu dự án này được phê duyệt, hơn 8.140 hộ dân tại Phước An và xã Phước Thành sẽ được cung cấp nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. Điều này không chỉ đáp ứng nguyện vọng bức thiết của người dân mà còn cải thiện điều kiện sống, vệ sinh môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng”, ông Huỳnh Nam, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, cho biết.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Hà Lan tiếp tục hỗ trợ quản lý nước, rủi ro về nước vùng ĐBSCL

Chiều 4/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc với bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. 

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.