| Hotline: 0983.970.780

Hơn 400 người tham gia lễ hội đánh cá Vực Rào

Thứ Bảy 29/06/2024 , 19:28 (GMT+7)

Đến hẹn lại lên, năm nay, lễ hội bắt cá Vực Rào tiếp tục thu hút hàng trăm du khách trong và ngoài huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tham gia cất vó, nơm cá.

Sáng 29/6, sau tiếng trống của lãnh đạo xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, hơn 400 người dân tay cầm nơm, đó, xô, chậu… ào ào đổ xuống sông Vực Rào để tham gia lễ hội bắt cá.

Sáng 29/6, sau tiếng trống của lãnh đạo xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, hơn 400 người dân tay cầm nơm, đó, xô, chậu… ào ào đổ xuống sông Vực Rào để tham gia lễ hội bắt cá.

Đây là hoạt động truyền thống, xuất hiện từ đầu thế kỷ XVIII. Lễ hội bắt cá Vực Rào đến nay vẫn giữ được bản sắc riêng, thu hút đông đảo người dân địa phương và khách thập phương tham gia.

Đây là hoạt động truyền thống, xuất hiện từ đầu thế kỷ XVIII. Lễ hội bắt cá Vực Rào đến nay vẫn giữ được bản sắc riêng, thu hút đông đảo người dân địa phương và khách thập phương tham gia.

Nhằm bảo tồn và phát huy Lễ hội văn hóa phi vật thể đánh cá Vực Rào xã Xuân Viên, năm 2024, UBND huyện Nghi Xuân chỉ đạo Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Nghi Xuân đứng ra tổ chức.

Nhằm bảo tồn và phát huy Lễ hội văn hóa phi vật thể đánh cá Vực Rào xã Xuân Viên, năm 2024, UBND huyện Nghi Xuân chỉ đạo Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Nghi Xuân đứng ra tổ chức.

Lễ hội được chia làm hai phần, phần lễ và phần hội. Sau phần khai hội đánh trống, người dân và du khách sẽ sử dụng những dụng cụ như: nơm, đó, lưới, nhủi … tham gia đánh bắt cá. Theo quy định của Ban tổ chức, ai đánh bắt được con cá to nhất hoặc bắt được nhiều cá nhất sẽ được trao giải thưởng.

Lễ hội được chia làm hai phần, phần lễ và phần hội. Sau phần khai hội đánh trống, người dân và du khách sẽ sử dụng những dụng cụ như: nơm, đó, lưới, nhủi … tham gia đánh bắt cá. Theo quy định của Ban tổ chức, ai đánh bắt được con cá to nhất hoặc bắt được nhiều cá nhất sẽ được trao giải thưởng.

Ông Triệu Thanh Khoa (70 tuổi), quê tỉnh Phú Thọ cho biết, khi nghe tin về lễ hội này, gia đình ông và hàng xóm đã thuê ô tô khách 16 chỗ vào Hà Tĩnh để tham dự.

Ông Triệu Thanh Khoa (70 tuổi), quê tỉnh Phú Thọ cho biết, khi nghe tin về lễ hội này, gia đình ông và hàng xóm đã thuê ô tô khách 16 chỗ vào Hà Tĩnh để tham dự.

'Chúng tôi kết hợp vào thăm gia đình thông gia và tham dự lễ hội. Đây là một lễ hội giữ gìn nét văn hóa vùng quê rất đẹp và ý nghĩa, tạo không gian giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa người dân với nhau', ông Khoa nói.

“Chúng tôi kết hợp vào thăm gia đình thông gia và tham dự lễ hội. Đây là một lễ hội giữ gìn nét văn hóa vùng quê rất đẹp và ý nghĩa, tạo không gian giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa người dân với nhau”, ông Khoa nói.

Sau hơn 30 phút nơm cá, chị Nguyễn Thị Lý, trú tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân vui mừng bắt được 2 con cá to, mỗi con nặng hơn 3kg.

Sau hơn 30 phút nơm cá, chị Nguyễn Thị Lý, trú tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân vui mừng bắt được 2 con cá to, mỗi con nặng hơn 3kg.

Chung phấn khởi, bà Nguyễn Thị Ngân, trú tại xã Xuân Viên khoe đã bắt được con cá chép nặng 3,6 kg. Bà tin, những người bắt được cá ngày hôm nay sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc.

Chung phấn khởi, bà Nguyễn Thị Ngân, trú tại xã Xuân Viên khoe đã bắt được con cá chép nặng 3,6 kg. Bà tin, những người bắt được cá ngày hôm nay sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc.

Nhiều du khách bắt được những con cá lớn. 

Nhiều du khách bắt được những con cá lớn. 

Trẻ em thích thú khi được bố mẹ cho đi trải nghiệm lễ hội bắt cá Vực Rào trong thời gian nghỉ hè.

Trẻ em thích thú khi được bố mẹ cho đi trải nghiệm lễ hội bắt cá Vực Rào trong thời gian nghỉ hè.

Vực Rào là một lạch nước sâu, rộng chạy dài theo chân núi Vực có diện tích tự nhiên khoảng 30ha, dài khoảng 1km, nơi trú ngụ của các loài cá nước ngọt như: mè, trắm, chép... Tại đây, dòng nước mát, trong lành, có nhiều hang, đầm, đìa, thích hợp để các loài cá nước ngọt trú ngụ, sinh sôi và phát triển.

Vực Rào là một lạch nước sâu, rộng chạy dài theo chân núi Vực có diện tích tự nhiên khoảng 30ha, dài khoảng 1km, nơi trú ngụ của các loài cá nước ngọt như: mè, trắm, chép... Tại đây, dòng nước mát, trong lành, có nhiều hang, đầm, đìa, thích hợp để các loài cá nước ngọt trú ngụ, sinh sôi và phát triển.

Xem thêm
Sản lượng cà phê Việt Nam thấp nhất trong 4 năm

Sản lượng cà phê Việt Nam thấp nhất trong 4 năm. Giá tôm xuống thấp, người nuôi ‘treo ao’. Xâm thực biển bất thường vào mùa hè ở Thừa Thiên - Huế. Nguồn cát biển sắp về đến công trường thi công cao tốc Bắc - Nam.

'Chợ quế' lớn nhất nước hướng mục tiêu 30 nghìn ha quế hữu cơ

YÊN BÁI Với diện tích hơn 60 nghìn ha, huyện Văn Yên (Yên Bái) được xem là 'chợ quế' lớn nhất nước. Văn Yên đặt mục tiêu đến năm 2025 có 30 nghìn ha quế hữu cơ.

Sức sống vùng nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ngập mặn

Lâm Hải - vùng đất ngập mặn ven biển Cà Mau được người dân thả nuôi tôm sinh thái, vừa đảm bảo đa dạng sinh học vừa giúp duy trì và tăng cường độ che phủ rừng, đáp ứng các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ.

Khẩn cấp xây kè ngăn sạt lở bờ sông Đà ở chân cầu nối Hà Nội

Phú Thọ UBND tỉnh Phú Thọ đã chấp thuận việc đầu tư, xây dựng tuyến kè khẩn cấp xử lý sự cố sạt lở bờ sông Đà đoạn qua địa bàn xã Dân Quyền, huyện Tam Nông.