| Hotline: 0983.970.780

Hong Kong: Phát minh thiết bị phát hiện nCoV trong 40 phút

Thứ Sáu 07/02/2020 , 13:53 (GMT+7)

Nhóm các nhà nghiên cứu Hong Kong đã phát minh ra thiết bị giúp phát hiện trường hợp nhiễm virus nCoV trong 40 phút.

Thiết bị có thể phát hiện virus corona chủng mới nhanh hơn của nhóm nghiên cứu HongKong. Ảnh: SCMP
Thiết bị có thể phát hiện nCoV trong 40 phút của nhóm nghiên cứu Hong Kong. Ảnh: SCMP.

Ông Weijia Wen, Giáo sư vật lý tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, thiết bị này giúp kiểm tra các mẫu chất lỏng cơ thể để phát hiện ra nCoV trong khoảng 40 phút.

Các thiết bị phát hiện truyền thống mất từ 1,5 - 3 giờ để xác định nCoV, nhờ vào phương pháp làm nóng trong quá trình kiểm tra DNA, được gọi là Phản ứng chuỗi polymerase. Phương pháp truyền thống hoạt động trên nguyên lý khuếch đại ADN của mẫu và phát hiện ARN của virus. Tuy nhiên, mẫu cần được làm nóng và việc làm nóng nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng tới tốc độ kiểm tra. 

Thiết bị phản ứng PCR truyền thống sẽ tăng 4-5 độ C mỗi giây. Tuy nhiên, với phương pháp mới được dùng trong thiết bị của nhóm nghiên cứu Hong Kong, tốc độ làm nóng có thể tới 30 độ mỗi giây. Do đó, thời gian phát hiện virus có thể giảm từ 3 giờ xuống còn 40 phút. 

Thiết bị được tạo ra trong bối cảnh các chuyên gia cảnh báo về tình trạng thiếu bộ dụng cụ xét nghiệm ở Trung Quốc đại lục. 

"Ưu điểm của thiết bị là cực kỳ nhanh và di động", ông Wen nói. Thiết bị này hiện đã được sử dụng ở hai thành phố của Trung Quốc đại lục và một bộ đang được gửi đến tỉnh Hồ Bắc.


Clip Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng khẩu trang và rửa tay đúng cách

(Theo SCMP)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tạm thời không xuống giống lúa do xâm nhập mặn

BẠC LIÊU Do tình hình xâm nhập mặn, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có công văn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị tạm thời không xuống giống lúa vụ hè thu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm