| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác sản xuất lúa giống

Thứ Ba 29/04/2014 , 10:33 (GMT+7)

Viện Lúa ĐBSCL cùng các DN, trung tâm giống ở ĐBSCL vừa tổ chức bàn kế hoạch hợp tác nâng cao năng lực SX và chất lượng lúa giống.

Chưa đặt hàng nhiều

TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho biết: "Sự hợp tác của Viện với các DN, trung tâm giống là một trong những hoạt động tăng cường liên kết 4 nhà, thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản trên CĐL. Những năm trước nông dân sử dụng giống xác nhận (XN) có xu hướng tăng, nhưng hiện chỉ khoảng 30%.

Khi CĐL mở rộng quy mô SX, DN phản ánh lúa giống bị lẫn hoặc dùng lúa thịt làm giống khiến chất lượng một số giống lúa OM và Jasmine suy giảm. Do vậy, Hiệp hội Lương thực VN (VFA) có công văn đề xuất kế hoạch từ vụ HT 2014 chuẩn bị giống lúa SX cho những vụ tiếp theo ở vùng ĐBSCL và Đông Nam bộ".

PTS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt:

Tại ĐBSCL, Cục Trồng trọt sẽ tổ chức SX lúa theo 5 tiểu vùng: Vùng SX các giống lúa OM cho gạo trắng hạt dài XK khoảng 4 triệu tấn/năm; vùng 400.000 ha SX các giống lúa Jasmine cho gạo thơm nhẹ XK khoảng 1 triệu tấn/năm; vùng SX lúa đặc sản đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, thị trường cao cấp; vùng trồng lúa nếp, lúa hạt tròn SX gạo nếp gạo hạt tròn XK sang Úc, EU, Đông Á và vùng trồng lúa IR50404 cho thị trường gạo cấp thấp XK sang một số nước châu Á, châu Phi…

Để nâng cao tỷ lệ sử dụng lúa giống XN, đa số đơn vị đề xuất cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý chất lượng giống, kiểm soát tình trạng SX giống bát nháo không đảm bảo chất lượng. Sau 2 năm mở rộng CĐL song chưa có nhiều DN “đặt hàng”.

Phần lớn nông dân SX lúa ngoài CĐL phải tự “đoán mò” thị trường. Đó là những lý do nhiều đơn vị SX lúa giống khó chủ động đáp ứng theo yêu cầu mùa vụ.

Đại diện Cty GFC - DN chuyên SXKD lúa giống tại Cần Thơ nêu lý do: "Nông dân SX ngoài CĐL chưa được khuyến cáo cụ thể trồng giống gì.

Vì vậy DN cung ứng giống khó dự đoán để có kế hoạch SX. Năm 2012, SX giống Jasmine hút hàng nhưng sang 2013 lại tiêu thụ chậm. Nông dân có xu hướng chọn giống lúa khác dễ bán. Vừa qua GFC SX và bán hết 400 tấn lúa giống OM5451, trong khi giống khác tồn kho".

Ông Huỳnh Ngọc Vân, GĐ Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng cho biết: "Năm 2013 trung tâm dự báo nhu cầu SX lúa IR50404 trong tỉnh cần khoảng 100 tấn giống.

Nhưng sau đó chỉ bán được 50 tấn, vì vào thời điểm đó giống lúa này rớt giá. Thị trường tiêu thụ lúa giống không ổn định nên DN dễ bị tồn kho và ít có đơn vị nào chủ động SX tập trung 1 loại giống".

Triển vọng hợp tác

Theo kế hoạch, đến năm 2015 ĐBSCL đạt 50% diện tích gieo trồng giống lúa XN1 hoặc XN2, tăng 10% so với năm 2012. Diện tích và sản lượng giống lúa các cấp của hệ thống giống chính quy lần lượt: Giống siêu nguyên chủng 100 ha, sản lượng 260 tấn; giống nguyên chủng 4.400 ha, sản lượng 22.000 tấn; giống XN 1 đạt 22.500 ha, sản lượng 130.000 tấn; giống XN 2 là 3.200 ha, sản lượng 20.000 tấn.

Hệ thống giống nông hộ cần sử dụng giống nguyên chủng từ hệ thống giống chính quy để nhân giống XN1, dùng giống XN1 để nhân giống XN2. Trong đó, giống XN2 khoảng 70% và giống XN1 khoảng 30%.

Nhiều DN nhận định, tương lai SX lúa trên CĐL mở rộng thì họ sẽ có cơ hội mở rộng quy mô SX, nhất là có “cơ chế” hợp tác đặt hàng. Tại Cần Thơ, Nông trường Cờ Đỏ (cũ) có diện tích SX lúa hàng hóa gần 6.000 ha.

Ông Hồ Minh Khải, GĐ Cty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ cho biết: "Cty đã dành riêng một khu rộng 150 ha để SX lúa giống với cơ sở hệ thống máy sấy, nhà kho đảm bảo yêu cầu.

Theo đó, Cty cung ứng trên 1.000 tấn/vụ theo yêu cầu đặt mua của các DN và HTX".

Cũng ở Cần Thơ, Cty Gentraco, Cty Trung An, Cty Mê Kông… đều chú trọng khâu đầu tiên là chọn lúa giống tốt và có kế hoạch hợp tác với Viện Lúa ĐBSCL để nâng cao năng lực SX, cung ứng giống.

Hiện Viện Lúa ĐBSCL có khả năng cung ứng lúa giống 2.000 tấn/năm, trong đó SX 300 - 400 tấn theo phương thức liên kết với các tổ SX, CLB lúa giống tại các địa phương.

Viện cung cấp giống siêu nguyên chủng để nông dân nhân ra các cấp giống còn lại và bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch.

Để đảm bảo SX đúng quy trình và chất lượng nguồn giống, viện cử cán bộ hỗ trợ nông dân chuyển giao kỹ thuật canh tác, thực hiện các quy trình kiểm nghiệm từ đồng ruộng cho đến phòng thí nghiệm trước khi cấp chứng chỉ...

"Viện Lúa ĐBSCL có khả năng bố trí SX hợp đồng bao tiêu sản phẩm các nhóm giống lúa chủ lực; nhóm giống nếp và thơm, nhóm giống chất lượng, nhóm chịu mặn… đáp ứng nhu cầu đặt hàng. Viện sẵn sàng liên kết với DN cùng các địa phương tổ chức SX và nhân giống tại chỗ, vừa đảm bảo chất lượng giống vừa giảm bớt chi phí vận chuyển", TS Lê Văn Bảnh nói.

Xem thêm
Hỗ trợ 14 tỷ đồng các cơ sở chăn nuôi hàng hóa

YÊN BÁI Năm 2024, các ngành chức năng của Yên Bái đã thực hiện 2 đợt hỗ trợ với tổng kinh phí gần 14 tỷ đồng cho các cơ sở chăn nuôi hàng hóa.

Thanh Hóa phấn đấu thanh toán bệnh dại

Tỉnh Thanh hóa phấn đấu năm 2025 tiếp tục khống chế tốt bệnh dại và năm 2030 bước đầu thanh toán bệnh dại.

Nuôi vịt, chăm lợn bằng điện thoại thông minh

Với sự chủ động đổi mới tư duy, nông dân Quảng Ninh ngày càng tự tin làm chủ công nghệ để ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.