| Hotline: 0983.970.780

Hút cát trên sông khiến người dân bức xúc, doanh nghiệp cần hỗ trợ sinh kế

Thứ Sáu 09/04/2021 , 10:04 (GMT+7)

Giải quyết xung đột giữa người dân và doanh nghiệp trong vụ khai thác cát trên sông, cơ quan chức năng đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng.

Hoạt động hút cát trên sông Hà Thanh đã khiến người dân thôn Diêm Vân thuộc xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước, Bình Định) bức xúc mà Báo Nông nghiệp Việt Nam đã phản ánh nằm trong dự án nạo vét, khơi thông dòng chảy, tận thu cát nhiễm mặn trên cửa sông này được UBND tỉnh Bình Định cho phép từ cuối tháng 4/2020.

Theo Sở TN-MT Bình Định, trước khi triển khai, dự án này đã đảm bảo các hồ sơ pháp lý, đánh giá tác động môi trường; có cắm mốc vị trí nạo vét, khai thác cụ thể. Dự án được giao cho Công ty TNHH Phú Hiệp có địa chỉ tại TP Quy Nhơn (Bình Định) thực hiện. Cát nhiễm mặn được doanh nghiệp tận thu phục vụ san lấp mặt bằng khu biệt thự Đại Phú Gia và hạ tầng khu đô thị thương mại Bắc sông Hà Thanh.

Thế nhưng gần 1 năm qua, nhiều hộ dân thôn Diêm Vân liên tục phản đối việc doanh nghiệp nạo vét, tận thu cát mặn ở cửa sông Hà Thanh đe dọa đến sinh kế, nhà cửa của người dân nằm ven sông. Sự việc kéo dài đã lâu, song đến nay giữa người dân và doanh nghiệp vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, khiến cho tình hình càng trở nên căng thẳng.

Phương tiện hút cát trên sông Hà Thanh đoạn qua thôn Diêm Vân thuộc xã Phước Thuận. Ảnh: Người dân cung cấp.

Phương tiện hút cát trên sông Hà Thanh đoạn qua thôn Diêm Vân thuộc xã Phước Thuận. Ảnh: Người dân cung cấp.

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước Nguyễn Đình Thuận cho biết: Đối với dự án trên thì ngay từ đầu chính quyền địa phương đã lấy ý kiến trên 500 hộ dân thôn Diêm Vân, đa số người dân đều thống nhất hoạt động khơi thông dòng chảy đoạn sông này. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ không đồng thuận, phản đối kéo dài từ đó đến nay.

Nhiều lần chính quyền huyện Tuy Phước đã tổ chức gặp gỡ giữa doanh nghiệp và người dân để đối thoại, tìm sự đồng thuận. Thậm chí UBND huyện Tuy Phước còn cử cán bộ đến nhà từng hộ dân để vận động nhưng vẫn không tìm được tiếng nói chung.

“Chúng tôi cũng đã làm hết cách rồi mà 1 số hộ dân vẫn không thống nhất việc doanh nghiệp khơi thông dòng chảy đoạn sông Hà Thanh. Trước mắt, huyện chỉ đạo lực lượng công an và các đơn vị chức năng tăng cường bám hiện trường để đảm bảo an ninh trật tự”, ông Thuận nói.

Trong khi đó, người dân thôn Diêm Vân thì cho rằng do địa thế nằm giữa vùng đất ngập mặn, lọt thỏm giữa bốn bề sông nước, nên đa số người dân ở đây chủ yếu sống dựa vào khai thác cua, cá ở đầm Thị Nại và một số phụ lưu sông chảy ra đầm này.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2020, chính quyền cho phép doanh nghiệp nạo vét, thông luồng, tận thu cát mặn trên sông Hà Thanh đoạn qua thôn Diêm Vân để san lấp mặt bằng xây dựng khu biệt thự và và hạ tầng khu đô thị thương mại đe dọa đến sinh kế của người dân ở đây.

Ngoài ra, việc nạo vét, hút cát cũng làm thay đổi dòng chảy, tầng đáy của sông Hà Thanh khiến gia tăng tình trạng sạt lở bờ sông, uy hiếp nhà cửa của người dân khi mưa lũ về. Do đó, 1 số hộ dân ở thôn Diêm Vân đã bày tỏ nỗi bức xúc.

Nhiều người dân đến trụ sở UBND xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước, Bình Định) phản ứng việc hút cát của doanh nghiệp trên sông Hà Thanh. Ảnh: Đ.T

Nhiều người dân đến trụ sở UBND xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước, Bình Định) phản ứng việc hút cát của doanh nghiệp trên sông Hà Thanh. Ảnh: Đ.T

Đề cập đến vụ việc trên, ông Huỳnh Quang Vinh, Phó Giám đốc Sở TN-MT Bình Định cho biết, trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo UBND huyện Tuy Phước phối hợp với UBND xã Phước Lộc làm trung gian, tiếp tục làm việc với người dân và doanh nghiệp để sớm tìm được sự đồng thuận giữa các bên.

Đặc biệt, phía doanh nghiệp cần xem xét những nội dung mà người dân phản ánh, về quyền lợi của người dân để kịp thời tháo gỡ. Phía doanh nghiệp cũng cần phải có khoản hỗ trợ về sinh kế của các hộ dân mưu sinh trên sông Hà Thanh bị ảnh hưởng bởi hoạt động hút cát của doanh nghiệp.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.