| Hotline: 0983.970.780

Huy động xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới

Thứ Ba 29/10/2024 , 19:00 (GMT+7)

Bên cạnh nguồn lực Nhà nước, tỉnh Cao Bằng huy động sức dân, nguồn lực xã hội hóa, nhờ đó chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng.

Người dân đồng lòng

Xã Vĩnh Quang (thành phố Cao Bằng) đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2019, để đạt kết quả này, ngoài nguồn ngân sách nhà nước đầu tư, địa phương đã tích cực vận động người dân tham gia, huy động thêm nguồn lực xã hội hóa.

Năm 2011, khi mới thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Vĩnh Quang mới đạt 3 tiêu chí. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2019, xã đã tập trung nguồn lực, trong đó nguồn ngân sách hơn 22 tỷ đồng, và 5,5 tỷ đồng nhân dân đóng góp.

Anh Lê Văn Sáu trên con đường nội đồng mà người dân trong thôn hiến đất để làm. Ảnh: Sơn Lâm. 

Anh Lê Văn Sáu trên con đường nội đồng mà người dân trong thôn hiến đất để làm. Ảnh: Sơn Lâm. 

Đa số người dân xã Vĩnh Quang sản xuất nông, lâm nghiệp nên giao thông, thủy lợi nội đồng có ý nghĩa rất quan trọng. Xác định được vài trò hạ tầng phục vụ sản xuất, xã Vĩnh Quang huy động nguồn lực, vận động người dân hiến đất, góp ngày công xây dựng các công trình.

Tại xóm 7 (xã Vĩnh Quang), năm 2019, anh Lê Văn Sáu (trưởng xóm) tiên phong đi đầu hiến đất. Để làm được tuyến đường nội đồng khang trang dài hơn 100m, rộng 1,2m như hôm nay, anh đã hiến một phần đất ông cha để lại, bên cạnh đó, anh cũng tích cực vận động người dân trong thôn tự nguyện hiến đất để mở rộng đường.

Anh Sáu cho biết, quá trình làm mình phải hiến đất trước sau đó mới đi vận động người dân trong thôn. Mình cũng phải giải thích rõ cho họ hiểu, có đường rồi việc đi lại thuận tiện, chở phân bón, thu hoạch cũng thuận tiện đỡ tốn công hơn rất nhiều. Khi bà con đã hiểu họ đều đồng lòng hiến đất và góp ngày công để làm.

Ông Lục Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quang cho biết, muốn làm nông thôn mới thành công phải dựa vào sức dân, người dân đồng lòng mới thành công. Những người như anh Sáu, hay hàng trăm hộ khác trên địa bàn xã đã hiến hàng nghìn m2 đất, từ đó bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi, ngày càng khang trang hơn.

Trụ sở, đường giao thông ở xã Vĩnh Quang ngày càng được đầu tư hoàn thiện. Ảnh: Sơn Lâm. 

Trụ sở, đường giao thông ở xã Vĩnh Quang ngày càng được đầu tư hoàn thiện. Ảnh: Sơn Lâm. 

Hướng tới nông thôn mới nâng cao

Sau nhiều năm kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp, đến nay 100% tuyến đường liên xã, liên xóm, trục ngõ của xã Vĩnh Quang đã được bê tông hoá; Xây dựng mới được hơn 22km mương thuỷ lợi; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; Phần lớn hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường.

Sau khi về đích nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền xã Vĩnh Quang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp, trong đó chú trọng phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập người dân. Xã tuyên truyền người dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích phát triển mô hình chăn nuôi, dịch vụ. Xã cũng quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi thế mạnh, ưu tiên nguồn lực thành lập các nhóm liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa, tăng thu nhập là hướng xây dựng nông thôn mới bền vững. Ảnh: Sơn Lâm. 

Phát triển nông nghiệp hàng hóa, tăng thu nhập là hướng xây dựng nông thôn mới bền vững. Ảnh: Sơn Lâm. 

Ông  Lục Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quang, thông tin, đến nay xã đã có sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Từ năm 2020 đến nay, sản xuất nông nghiệp của xã có bước chuyển biến tích cực, người dân chủ động đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao như giống lúa Nhật Bản, lúa nếp Pì Pết, ngô ngọt, cây ăn quả. Nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm từng bước hình thành mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Để duy trì và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, hướng đến đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Vĩnh Quang khuyến khích người dân ủng hộ ngày công, hiến đất làm các công trình hạ tầng. Xã cũng vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người dân xây dựng mô hình sản xuất. Khi đời sống người dân khấm khá sẽ có điều kiện đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao.  

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng có kế hoạch huy động gần 5.200 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới. Trong đó, nguồn vốn Trung ương hơn 79 tỷ đồng, vốn địa phương hơn 62 tỷ đồng, vốn tín dụng 2.600 tỷ đồng, vốn lồng ghép 2.412 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 15 tỷ đồng và vốn nhân dân đóng góp 25 tỷ đồng.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bến Tre phát động công trình 'Hàng cây nông dân'

Bến Tre Tại xã Ngãi Đăng, các đại biểu thực hiện trồng 700 cây me chua tại địa điểm phát động chương trình 'Hàng cây nông dân'.

Yên Bái tổ chức diễn đàn phát triển thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ngày 25/10, Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề ‘Giải pháp phát triển thương hiệu nông sản, tiêu thụ sản phẩm OCOP’.

Bình luận mới nhất