| Hotline: 0983.970.780

Huyện nông thôn mới đã hiện hữu ở Hiệp Hòa

Thứ Bảy 27/11/2021 , 08:13 (GMT+7)

BẮC GIANG Sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, đến nay, huyện Hiệp Hòa cơ bản đã xong và đang hoàn thiện các thủ tục để được TW công nhân huyện NTM.

Đoàn thẩm tra Chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh Bắc Giang làm việc với huyện Hiệp Hòa. Ảnh: Phương Nhung.

Đoàn thẩm tra Chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh Bắc Giang làm việc với huyện Hiệp Hòa. Ảnh: Phương Nhung.

Ngày 26/11, ông Dương Thanh Tùng - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang dẫn đầu đoàn công tác đã có buổi thẩm tra kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM của huyện Hiệp Hòa.

Đây được xem là một trong những khâu cuối cùng để công nhận địa phương này về đích trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, bởi trước đó UBND huyện Hiệp Hòa cũng đã có cuộc họp thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét công nhận huyện này đạt chuẩn nông thôn mới với tỷ lệ tán thành 100%.

Như vậy, sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện Hiệp Hòa đã vượt qua khó khăn, đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với hàng loạt giải pháp đồng bộ sáng tạo để đưa bộ mặt nông thôn trở mình, vươn lên.

Từ một huyện nghèo đến nay, diện mạo nông thôn của huyện có bước thay đổi vượt bậc, kinh tế phát triển khá, hình thành các liên kết sản xuất và tiêu thụ gắn với xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm

Nếu như mức thu nhập bình quân năm 2010 chỉ đạt 18,86 %/năm, đến nay người dân Hiệp Hòa đã có thu nhập bình quân đạt 44,2 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,35%.

Đoàn thẩm định NTM của tỉnh Bắc Giang kiểm tra khu sản xuất, sơ chế rau cần tại thôn Thanh Lâm, xã Hoàng Lương. Ảnh: Phương Nhung.

Đoàn thẩm định NTM của tỉnh Bắc Giang kiểm tra khu sản xuất, sơ chế rau cần tại thôn Thanh Lâm, xã Hoàng Lương. Ảnh: Phương Nhung.

Theo UBND huyện Hiệp Hòa, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn huyện đã có hơn 4,572 nghìn tỷ đồng để thực hiện Chương trình NTM, trong đó, nguồn vốn huy động trong nhân dân lên đến hơn 168,6 tỷ đồng.

Địa phương đã vận động nhân dân hiến gần 400,5 nghìn m2 đất, 580 nghìn ngày công, phá dỡ hơn 106,2 nghìn m2 tường rào, quy thành tiền đạt 1,576 tỷ đồng, các xã trên địa bàn đã xây dựng mới hàng nghìn công trình công cộng, phục vụ đời sống dân sinh.

Bằng nguồn lực đó, toàn huyện đã đầu tư cứng hóa làm mới thêm 583,4 km đường, 445,19 km/771,48 km kênh mương, trong giai đoạn 2015-2021, xây mới hơn 1.000 phòng học, 199 phòng chức năng, 250 công trình vệ sinh trường học, xây trường THCS thị trấn Thắng thành trường trọng điểm chất lượng cao.

Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục phát triển toàn diện; an ninh, trật tự xã hội được tăng cường, đời sống vật chất, tinh thần nhân dân ngày càng được nâng cao, các giá trị văn hóa truyền thống được khôi phục và phát huy hiệu quả.

Tính đến tháng 11/2021, huyện Hiệp Hòa đã có 24/24 xã của huyện được công nhận đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt NTM nâng cao và 21 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu.

Ông Nguyễn Minh Tiến Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cùng đoàn công tác kiểm tra xây dựng nông thôn mới ở huyện Hiệp Hòa. Ảnh: Phương Nhung.

Ông Nguyễn Minh Tiến Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cùng đoàn công tác kiểm tra xây dựng nông thôn mới ở huyện Hiệp Hòa. Ảnh: Phương Nhung.

Có thể nói, huyện Hiệp Hòa đã đạt những kết quả nổi bật như tạo sự đột phá về ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác xây dựng dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng phong trào cứng hóa, phát triển đường giao thông nông thôn; huyện là lá cờ đầu của tỉnh trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Theo ông Dương Thanh Tùng - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, huyện Hiệp Hoà cơ bản đủ điều kiện để đề nghị xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, tuy nhiên cần phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, tổ giúp việc xây dựng NTM của tỉnh tiếp tục tập trung rà soát để chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ xong trước ngày 1/12/2021, tour, tuyến thẩm định trước khi đón Đoàn của T.Ư về thẩm định.

Hiệp Hòa cần có kịch bản giới thiệu chi tiết, hấp dẫn, phù hợp với các nội dung, điểm tham quan, kiểm tra mà Đoàn thẩm định T.Ư sẽ tới, đồng thời chỉnh trang lại các tour, tuyến tham quan ngăn nắp, sạch đẹp hơn.

Đối với các xã, cần thường xuyên huy động toàn dân tổng vệ sinh môi trường, giữ cảnh quan sạch đẹp, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong nhân dân, tránh làm hình thức, màu mè, mất niềm tin trong nhân dân về kết quả xây dựng NTM.

Tăng cường tuyên truyền kết quả xây dựng NTM của huyện Hiệp Hòa trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân trong và ngoài huyện được biết.

Trước đó, tổ chức thẩm định hồ sơ, khảo sát thực tế tại huyện Hiệp Hòa để chuẩn bị thẩm định công nhận đạt chuẩn NTM năm 2021, ông Nguyễn Minh Tiến Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương đã đánh giá cao công tác chuẩn bị hồ sơ, hoàn thiện, bảo đảm các tiêu chí của huyện Hiệp Hòa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống kinh tế - xã hội địa phương.

Tuy nhiên, để chuẩn bị tốt cho việc thẩm định, xét công nhận huyện NTM, ông Tiến đã đề nghị trên cơ sở các ý kiến đóng góp, huyện Hiệp Hòa nghiêm túc tiếp thu, khẩn trương bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị.

Mặt khác, để tiếp tục nâng cao hơn chất lượng các tiêu chí, đồng chí đề nghị địa phương cần làm rõ hơn định hướng trong thời gian tới, phải gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái.

Đồng thời quan tâm củng cố, bảo trì đường giao thông nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa, trường, lớp học cũng như tiếp tục quan tâm công tác bảo đảm an ninh trật tự, không để hình thành địa bàn phức tạp về an ninh trật tự.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.