| Hotline: 0983.970.780

Kênh Ba Bò bao giờ hồi sinh?

Thứ Sáu 19/12/2014 , 07:43 (GMT+7)

Tình trạng ô nhiễm hiện con kênh vẫn còn là do một số doanh nghiệp lợi dụng những lúc trời mưa để lén xả thải. 

Trước tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng, gây bức xúc cho người dân sống dọc kênh Ba Bò (quận Thủ Đức, TP.HCM và huyện Dĩ An, Bình Dương), từ năm 2011, hai địa phương có con kênh chạy qua đã ra tay giải quyết tình trạng ô nhiễm với số vốn đầu tư lên đến hơn 1.000 tỷ đồng. Thế nhưng, tình hình chưa mấy khả quan.

Nước đen, bọt thối

Dự án cải tạo kênh Ba Bò được UBND TP.HCM phê duyệt gồm các hạng mục: Xây dựng tuyến kênh chính dài hơn 1.700 m và tuyến kênh nhánh dài 865 m, hồ điều tiết rộng 6 ha. Dự án gồm 6 gói thầu xây lắp. Vốn đầu tư ban đầu hơn 300 tỷ đồng, sau đó do có một số thay đổi trong các hạng mục nên kinh phí dự kiến tăng lên hơn 744 tỷ đồng.

Phần kênh nằm trên địa phận Bình Dương được tỉnh này đầu tư số vốn 345 tỷ đồng, gồm chi phí xây dựng, đền bù, giải phóng mặt bằng kết hợp phát triển giao thông, xây dựng cống thu gom nước thải sinh hoạt khu dân cư. Sau một thời gian tiến hành cải tạo, bắt đầu có những thay đổi tích cực bên ngoài.

Nhưng ở thượng nguồn, nơi các cống xả thải của KCN vẫn đều đặn xả nước. Đặc biệt hạng mục xây dựng hồ điều tiết, sinh học, xử lý nước thải để giảm thiểu ô nhiễm thì vẫn còn… chờ.

Ông Út (49 tuổi) ở phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức sống sát con kênh gần cây cầu bắc ngang tỉnh lộ 43 cho biết: “Lúc trước con kênh bị đổ thừa do dòng kênh nhỏ, mặt bằng chật nên tụ hơi nhiều. Bây giờ khi được nới rộng ra, mùi có giảm đi nhưng cứ nhìn dòng nước thì thấy, nước đen ngòm, nổi bọt trắng xóa. Những lúc tích tụ nhiều, gió thốc lên thì từng tảng bọt bay lên đáp thẳng vào nhà”.

Ông cho chúng tôi xem những đoạn phim mà ông quay được cách đây vài ngày, lúc cao điểm con kênh bị đầu độc với dòng nước đen ngòm, bọt xếp từng mảng xếp chồng lên nhau. Ông nói vui mà như cười ra nước mắt: “Những lúc bọt dưới kênh bay lên, cứ ngỡ như mình ở xứ ôn đới nào đó có tuyết. Mấy đứa nhỏ thấy vậy chạy ra nghịch tôi ngăn lại vì biết nó bẩn, độc hại lắm”.

Theo nhiều người dân ở đây phản ánh, lúc trước, hiện tượng “bọt tuyết” bốc mùi hôi thỉnh thoảng mới xuất hiện, trôi theo dòng nước chảy xuống hạ nguồn rồi mắc nghẹt tại cống. Mỗi khi có gió thổi qua, từng mảng bọt văng tung tóe lên bờ, bay khắp nơi.

“Cách đây vài tháng nước kênh đã trong lại, cá về nhiều. Nhưng mấy bữa nay lại có dấu hiệu ô nhiễm trở lại, đặc biệt là lúc ban đêm, khi một số doanh nghiệp xả lén ra kênh. Nhất là vào những đêm mưa, có doanh nghiệp tranh thủ xả để nước pha loãng nên rất khó bị phát hiện”, một người dân cho biết.

Sống trong cảnh hôi thối triền miên, nhiều người dân thừa nhận đã quen dần chứ không muốn thay đổi nơi ở mới, vì là nơi ông bà khai phá trước kia rồi để lại cho con cháu. Phía cuối dòng kênh, nơi đổ ra sông Nghĩa Bình do ảnh hưởng của thủy triều mà dòng nước đen được pha loãng, còn thấy vài người câu cá.

11-56-51_nh-3
Kênh Ba Bò đoạn qua Bình Dương

Ngày 28/10/2014, trả lời thắc mắc của người dân về tình trạng kênh Ba Bò vẫn còn ô nhiễm nặng, nhất là mỗi khi trời mưa, đại diện Sở TN-MT tỉnh Bình Dương cho biết, chính quyền tỉnh rất quan tâm và ưu tiên cho việc giải quyết ô nhiễm kênh Ba Bò. Tháng 4/2014, tỉnh đã khởi công dự án cải tạo kênh Ba Bò, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2015.
Tình trạng ô nhiễm hiện con kênh vẫn còn là do một số doanh nghiệp lợi dụng những lúc trời mưa để lén xả thải. Hiện cơ quan chức năng đã xác định được một số cơ sở có dấu hiệu vi phạm để giám sát, kiểm tra, xử lý. Hy vọng với những giải pháp đồng bộ và thường xuyên như trên, tình trạng ô nhiễm kênh Ba Bò sẽ dần được cải thiện.

Còn từ thượng nguồn phía Bình Dương đổ về dài gần 2 km, dòng nước bốc mùi nồng nặc chất thải công nghiệp. Những ruộng rau muống hai bên, nhiều hộ đã bỏ hoang hoặc xin chính quyền chuyển đổi thành đất xây dựng để xây phòng trọ.

Thi công quá chậm

Men theo con đường ngổn ngang các hạng mục nằm chờ, về phía thượng nguồn, nơi tập trung lượng lớn chất thải từ các khu công nghiệp như KCN Sóng Thần I, Sóng Thần II, khu dân cư Đồng An 2 và 3, khu dân cư thủy lợi IV… thấy hồ xử lí nước thải vẫn đang thi công với vài công nhân và máy ủi.

Phía bên dưới lòng hồ điều tiết dày đặc bèo tây, hai hồ sinh học được đào sâu gần 6 m nằm trong gói thầu cải tạo kênh Ba Bò nhiều cây keo mọc cao sau gần 2 năm ngưng xây dựng.

Năm ngoái, sau khi xảy ra vụ việc hai cháu bé chết đuối ở khu vực lòng hồ của dự án này, hàng lưới thép được giăng xung quanh nhưng vẫn rình rập nguy hiểm.

“Tôi đã đo từ mép hố sâu đến cửa nhà tôi là 8 m. Tôi không hiểu tại sao một công trình xử lý nước thải lại gần nhà dân đến vậy. Mùi thối của nó thì đã nhiều năm qua ai cũng biết, bây giờ công trình đã có mà cứ bỏ mặc như thế này thì chừng nào mới xong”, ông Phạm Văn Tuyên (74 tuổi) ở phường Bình Hòa, thị xã  Dĩ An, Bình Dương cho biết.

Cũng theo lời ông, người lớn trong xóm lúc nào cũng để mắt đến trẻ nhỏ vì sợ chúng nghịch mà leo trèo qua hàng rào thì nguy hiểm. Trong khi đó, dẫn chúng tôi đi xem công trình cải tạo còn ngổn ngang các gói thầu chưa thi công, ông Lê Văn H (64 tuổi) cũng ở khu vực này cho hay: “Nghe đâu vướng mắc về vốn mà công trình đã ngưng được 2 năm rồi. Trạm bơm số 1 trước nhà tôi có thấy làm gì đâu, nước thải vẫn chảy về bốc mùi khó chịu lắm”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án cải tạo tuyến kênh này không phải đến nay mới xảy ra tình trạng chậm tiến độ. Đầu năm 2013, UBND TP.HCM ban hành quyết định duyệt điều chỉnh đầu tư dự án, bổ sung thêm hạng mục hồ sinh học xử lý nước thải và 2 trạm bơm.

Đồng thời yêu cầu UBND quậnThủ Đức giải quyết dứt điểm vướng mắc trong khâu giải tỏa, sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư là Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM khởi động lại dự án sau thời gian dài ngưng thi công. Theo đó, thời gian thực hiện sẽ được kéo dài đến năm 2014 (thay vì từ năm 2009 - 2011 như quyết định ban đầu).

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm