| Hotline: 0983.970.780

Kết nối cung cầu vật tư đầu vào, thúc đẩy sản xuất

Thứ Sáu 12/11/2021 , 21:34 (GMT+7)

Sáng 13/11, Diễn đàn Kết nối nông sản 970 tổ chức chương trình trực tuyến với nội dung kết nối cung cầu vật tư đầu vào, thúc đẩy sản xuất vụ Đông Xuân phía Nam.

Nhằm kết nối thông tin cung cầu để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nắm bắt thông tin, đặc biệt thông tin về vật tư đầu vào và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, lưu thông và tiêu thụ vụ Đông Xuân trong điều kiện dịch Covid-19, Bộ NN-PTNT phối hợp tổ chức “Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu vật tư đầu vào, thúc đẩy sản xuất vụ Đông Xuân phía Nam”.

Diễn đàn được tổ chức vào sáng 13/11 thông qua hình thức trực tuyến với điểm cầu chính tại Báo Nông nghiệp Việt Nam tại Hà Nội, tại Cơ quan Đại diện phía Nam của Bộ NN-PTNT tại TP.HCM, các điểm cầu tại Sở NN-PTNT 19 tỉnh thành Nam Bộ.

Ngoài ra, còn có nhiều đại biểu là các doanh nghiệp, hiệp hội, hợp tác xã ngành hàng lúa gạo; các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vật tư đầu vào đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Sử dụng vật tư đầu vào hợp lý sẽ góp phần vào thắng lợi cho vụ Đông Xuân 2021 - 2022 tại các địa phương phía Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Sử dụng vật tư đầu vào hợp lý sẽ góp phần vào thắng lợi cho vụ Đông Xuân 2021 - 2022 tại các địa phương phía Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Thúc đẩy sản xuất vụ Đông Xuân 2021 - 2022

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, vụ Đông Xuân 2021 - 2022 dự kiến gieo cấy trên 1.600.000 ha, lịch mùa vụ gieo sạ và cơ cấu giống theo khuyến cáo của Cục Trồng trọt.

Để đảm bảo an toàn cho các đợt xuống giống tập trung, né rầy, căn cứ vào diễn biến rầy nâu và chế độ thủy văn của vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ, Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo mỗi địa phương cần xác định lịch thời vụ xuống giống dựa vào dữ liệu bẫy đèn cho từng tháng.

Theo dữ liệu bẫy đèn thu thập và cơ cấu mùa vụ lúa tại các tỉnh trong vùng, dự kiến các đợt rầy nâu di trú trong vụ lúa Đông Xuân 2021-2022 (từ tháng 11-12/2021) sẽ diễn ra trong các thời điểm biến động từ ngày 15 đến ngày 23 ở mỗi tháng, báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật cho biết thêm.

Thời gian qua, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, biến đổi khí hậu, vật tư đầu vào (phân bón, thuốc BVTV) tăng cao, để giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất thì nhiều giải pháp, khuyến cáo đã được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG), các cơ quan chuyên môn, cùng với hệ thống khuyến nông của các tỉnh ĐBSL, doanh nghiệp cùng phối hợp, triển khai, tổ chức thực hiện.

 

TTKNQG đã chủ động chỉ đạo tổ chức thực hiện, cũng như phối hợp với Cục Trồng trọt, Cục BVTV, các Cục, Tổng cục có liên quan; các Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam... trong công tác chỉ đạo sản xuất lĩnh vực trồng trọt một cách kịp thời hiệu quả góp phần giảm chi phí đầu vào trong sản xuất.

Từ các kết quả đã triển khai của các dự án khuyến nông và hoạt động tuyên truyền, các biện pháp tổ chức sản xuất giảm lượng hạt giống gieo sạ; cơ giới hóa trong sản xuất trong sản xuất lúa đã được nông dân ĐBSCL nhận thức và áp dụng trong sản xuất.

Theo đó, kết quả từ mô hình áp dụng lượng giống gieo sạ từ 80-100kg/ha cho thấy hiệu quả khá rõ rệt và thuyết phục, chi phí giảm bình quân 3.500.000đ/ha (18%) trong đó giảm chi phí về giống bình quân 1.150.000đ/ha (85 kg lúa giống), hiệu quả kinh tế cao hợn 5.600.000đ/ha (40%). Kết quả chuyển giao đã góp phần làm tăng diện tích lúa áp dụng giảm lượng giống gieo sạ: Diện tích gieo sạ <100kg/ha tăng 29%, số diện tích gieo sạ trên 150kg/ha chỉ còn 24,1% so với năm 2016.

Ngoài ra, kết quả của các mô hình ứng dụng máy cấy của 2 dự án với quy mô 532 ha (đã giảm lượng giống so với gieo sạ 127 kg/ha, giảm 20 - 30% lượng phân bón vô cơ, giảm 30% số lần phun thuốc BVTV; tăng năng suất lúa 0,45 tấn/ha (tương đương tăng 9% năng suất), tăng năng suất lao động 10 - 20 lần) tại 8 tỉnh Bình Thuận, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang và Tp. Cần Thơ, đã tạo hiệu ứng nhanh trong sản xuất.

Bên cạnh đó, TTKNQG cũng kết nối với doanh nghiệp và các tổ chức ngoài nhà nước phối hợp với hệ thống khuyến nông triển khai công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến bà con nông dân như mô hình PPP đối với ngành cà phê, hồ tiêu, lúa và cây ăn trái tại các địa phương là hướng đi mới phù hợp với điều kiện hiện nay góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thông tin về “Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu vật tư đầu vào, thúc đẩy sản xuất vụ Đông Xuân phía Nam”

Link đăng ký tham dự Diễn đàn: https://forms.gle/t27gByEQhHJevepR8 

-        Chi cục Chến biến và Phát triển thị trường nông sản vùng I: Mr. Dũng: 0938.008.874

-        Báo Nông nghiệp Việt Nam: Mr. Nam: 0974.488.808 (Zalo: Kết nối nông sản); email: cungcaunongsan@gmail.com.

-        Trường Quản lý Nông nghiệp và PTNT 2: Mr. Hải: 0986.118.118

Tham gia cuộc họp bằng link Zoom

https://zoom.us/j/98954391034?pwd=cmFNNUt0Q1F5SFlxNCtzWHNmM0lYdz09

Hoặc tham gia bằng ID cuộc họp: 989 5439 1034; Mật mã: 700118

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Công trình cấp nước miền núi ở Khánh Hòa: Công nghệ lạc hậu, vận hành yếu kém

Phần lớn các công trình cấp nước sinh hoạt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Khánh Hòa hoạt động kém hiệu quả, xuống cấp, hư hỏng.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.