| Hotline: 0983.970.780

Doseco sẵn sàng phục vụ giống tốt cho vụ đông xuân

Thứ Năm 11/11/2021 , 11:28 (GMT+7)

Mặc dù bị ảnh hưởng dịch Covid-19 và thời tiết bất thuận nhưng Doseco đã chủ động lượng lớn lúa giống chất lượng phục vụ cho nông dân ở vụ lúa đông xuân 2021-2022.

Bình quân mỗi vụ lúa đông xuân, Doseco cung ứng lượng lúa giống ra thị trường trên dưới 3.000 tấn. Ảnh: Ngọc Trinh.

Bình quân mỗi vụ lúa đông xuân, Doseco cung ứng lượng lúa giống ra thị trường trên dưới 3.000 tấn. Ảnh: Ngọc Trinh.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) vụ đông xuân 2021 - 2022 tới đây, vùng ĐBSCL sẽ xuống giống khoảng 1,5 triệu ha. Trong đó, xuống giống sớm khoảng 250.000 - 300.000 ha vào tháng 10/2021 nhằm né hạn và xâm nhập mặn có thể xảy ra ở các tỉnh ven biển.

Ngoài ra, trong các tháng 11 và 12/2021, sẽ xuống giống khoảng 600.000 ha mỗi tháng và một phần nhỏ diện tích còn lại sẽ xuống giống trong tháng 1/2022.

Với diện tích xuống giống như trên, ước tính nhu cầu lúa giống cho cả vụ đông xuân 2021 - 2022 khoảng 200.000 tấn. Trong khi đó, các công ty sản xuất, kinh doanh giống lúa và viện lúa ĐBSCL chỉ cung ứng tối đa khoảng 100.000 tấn.

Các HTX, hộ sản xuất giống kinh doanh và trao đổi giống đạt phẩm cấp có thể cung ứng khoảng 50.000 - 70.000 tấn. Như vậy, vẫn còn thiếu khoảng 30.000 - 50.000 tấn so với nhu cầu.

Chính vì vậy, Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương phải tìm nguồn cung ứng giống kịp thời, đúng vụ sản xuất bởi nếu nông dân khó tiếp cận giống lúa thì các liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân có thể bị đứt gãy.

Công ty Cổ phần Giống cây trồng Đồng Tháp (Doseco) là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các mặt hàng lúa giống chất lượng cao ở khu vực phía Nam, luôn sẵn sàng lượng lúa giống rất lớn và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân trong vụ lúa đông xuân 2021 - 2022 ở các tỉnh ĐBSCL và miền Đông Nam bộ.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Tổng Giám đốc Doseco cho biết: Vụ đông xuân là vụ lúa chính trong năm, lượng giống tiêu thụ rất lớn. Bình quân mỗi vụ lúa đông xuân, công ty cung ứng lượng lúa giống ra thị trường trên dưới 3.000 tấn các loại, chủ lực như: Giống OM9582, OM4900, Jasmine 85, VD20, OM380, OM576 và các giống khác. Ngoài ra công ty đang tiếp tục nhập các giống lúa như: OM9582, VD20, OM380, OM576…

Ở vụ lúa đông xuân năm nay, gia đình ông Lực  chọn giống OM9582 của Doseco để canh tác 3 ha và kỳ vọng cuối vụ năng suất có thể đạt tới 8 – 9 tấn/ha. Ảnh: Ngọc Trinh.

Ở vụ lúa đông xuân năm nay, gia đình ông Lực  chọn giống OM9582 của Doseco để canh tác 3 ha và kỳ vọng cuối vụ năng suất có thể đạt tới 8 – 9 tấn/ha. Ảnh: Ngọc Trinh.

Bên cạnh đó, với việc chuyển đổi cơ cấu giống trong sản xuất lúa ở ĐBSCL để thích ứng với biến đổi khí hậu, Doseco và ThaiBinh Seed là những doanh nghiệp tiên phong trong ngành giống ở ĐBSCL tập trung xây dựng chiến lược chọn tạo giống mới vừa thích nghi với biến đổi khí hậu và đảm bảo chất lượng đủ tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Đặc biệt ở vụ đông xuân 2021 - 2022, Doseco và ThaiBinh Seed tiếp tục triển khai trồng thí nghiệm một số giống mới có triển vọng như giống TBR919 có thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày và giống TBR97 thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày tại các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam bộ để sớm hoàn thiện bổ sung hồ sơ trình Bộ NN-PTNT công nhận chính thức các giống này trong thời gian sớm nhất.    

Ông Nguyễn Hữu Lực có 3 ha đất sản xuất lúa ở xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ cho biết: Hơn 20 năm trong nghề làm lúa và rút ra nhiều kinh nghiệm, ông tuyệt đối không hà tiện tiền mua giống kém chất lượng, mà nên chọn các giống lúa chất lượng cao.

Đặc biệt ở vụ đông xuân năm nay, vì đây là vụ lúa chính trong năm thường cho nguồn thu nhập cao hơn các vụ lúa khác, nên việc ưu tiên chọn giống lúa chất lượng cao được đặt lên hàng đầu.

Hiện nay Doseco cùng ThaiBinh Seed tiếp tục triển khai trồng thí nghiệm một số giống mới có triển vọng và có thể thích ứng với biến đổi khí hậu như giống TBR919 và giống TBR97 ở các tỉnh phía Nam. Ảnh: Ngọc Trinh.

Hiện nay Doseco cùng ThaiBinh Seed tiếp tục triển khai trồng thí nghiệm một số giống mới có triển vọng và có thể thích ứng với biến đổi khí hậu như giống TBR919 và giống TBR97 ở các tỉnh phía Nam. Ảnh: Ngọc Trinh.

Ông Lực cho biết: Qua 2 vụ lúa hè thu và thu đông vừa qua, gia đình chọn giống lúa chất lượng cao OM9582 do Doseco sản xuất. Trong canh tác, ông rất yên tâm vì lúa ít sâu bệnh, giảm chi phí phân bón và thuốc BVTV…, từ đó giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Ngoài ra, OM9582 có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu hạn tốt, chống chịu sâu bệnh và cho chất lượng hạt gạo thơm ngon. Do đó, đây là giống rất phù hợp trong vụ đông xuân.

Ở vụ lúa đông xuân năm nay, gia đình ông Lực vẫn chọn giống OM9582 của Doseco để canh tác. Khoảng hơn 2 tuần nữa ông Lực xuống giống 3 ha và kỳ vọng cuối vụ năng suất có thể đạt tới 8 – 9 tấn/ha.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Vụ đông xuân 2021 - 2022, tỉnh đang triển khai xuống giống, nhưng hiện nay giá vật tư đang tăng cao. Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân cần đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào đồng ruộng nhằm tiết giảm chi phí đầu tư.

Với khâu giống lúa, hiện có trên 40% diện tích trong toàn tỉnh nông dân gieo sạ từ 100 - 150 kg giống/ha, khoảng 10 - 15% diện tích gieo lượng giống 80 - 100kg/ha. Lượng giống gieo lớn sẽ khiến nhu cầu sử dụng phân bón càng lớn, chi phí càng gia tăng.

Chính vì vậy, nông dân, HTX cần chủ động thay đổi cách làm như: Chọn giống chất lượng cao để canh tác, sạ thưa, áp dụng các biện pháp “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” trong sản xuất, sẽ giảm được từ 30 - 40% chi phí, góp phần tăng lợi nhuận.

    Tags:
Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.