| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng Trần Thanh Nam: 'Kết nối, tiêu thụ nông sản trong các khu công nghiệp'

Thứ Bảy 09/10/2021 , 07:45 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam kết luận và đưa ra gợi ý tại diễn đàn trực tuyến 'Kết nối tiêu thụ nông sản tỉnh Bình Dương năm 2021' sáng 9/10.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (bên trái) tại đầu cầu Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (bên trái) tại đầu cầu Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản gồm 2 phiên, phiên toàn thể diễn ra trong sáng 9/10, buổi chiều là phiên giao thương do Sở NN-PTNT Bình Dương chủ trì.

Ngoài các đầu cầu tại Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Bình Dương, Báo Nông nghiệp Việt Nam, diễn đàn Kết nối tiêu thụ nông sản còn có sự tham gia của các hiệp hội, nhà thu mua, siêu thị, doanh nghiệp phân phối, xuất nhập khẩu, logistic trong và ngoài nước, doanh nghiệp thương mại điện tử và các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ sở sản xuất nông sản trong tỉnh.

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương được biết đến là tỉnh công nghiệp, cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 66,94%, 21,98% và 3,15%.

Mặc dù GDP nông nghiệp chỉ chiếm hơn 3%, nhưng Bình Dương luôn chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp và gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ.

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp, hướng tới phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, nông nghiệp sạch, hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu được tập trung chỉ đạo và đạt nhiều kết quả quan trọng và triển khai chính sách phát triển nông nghiệp đều có những bước đột phá...

Tất cảTổng thuật

11h00

Cần có một doanh nghiệp đứng ra làm vai trò kết nối

thu truong ket luan

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nêu kết luận tại diễn đàn "Kết nối tiêu thụ nông sản tỉnh Bình Dương năm 2021".

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chia sẻ, hôm nay số thứ 6 của Diễn đàn kết nối nông sản 970, và diễn đàn đang được hoàn thiện, nâng cao chất lượng qua từng số.

Theo Thứ trưởng, Bình Dương là tỉnh nổi bật về công nghiệp nhưng qua diễn đàn hôm nay đã đạt được một số kết quả đáng chú ý cho lĩnh vực nông nghiệp, đầu tiên là sự kết nối và giải đáp được những vướng mắc của doanh nghiệp phân phối và nhà sản xuất. Ngoài ra, đã có kết quả trong kết nối tiêu thụ nông sản giữa các HTX, doanh nghiệp ở Bình Dương với hệ thống bán lẻ, xuất khẩu nông sản, trao đổi được nhiều thông tin.

Qua đây, nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ sự bất ngờ khi biết Bình Dương có tiềm năng về trái cây với nhiều loại đặc sản và khả năng phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Liên quan diễn đàn hôm nay, Thứ trưởng muốn Công ty Chánh Thu có thể lên làm việc với Sở NN-PTNT Bình Dương để kết nối tiêu thụ các loại nông sản của tỉnh, trong đó có bưởi. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng nhắc đến thế mạnh về thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, sơn mài và du lịch trang trại của tỉnh, theo ông, lĩnh vực này cũng cần được quảng bá rộng rãi hơn.

“Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã kết hợp rất nhiều với tỉnh Bình Dương để phát triển nông nghiệp hữu cơ, chưa kể đến tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng của nhiều địa phương trong tỉnh”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết thêm. Đại diện Bộ NN-PTNT hy vọng tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục triển khai cấp mã số vùng trồng, đáp ứng được các tiêu chuẩn GAP ở những vùng nguyên liệu, phấn đấu đến năm 2025 trở thành điểm đến tin tưởng của các doanh nghiệp bán lẻ, xuất khẩu, có thể các đối tác có thể yên tâm ký kết bao tiêu sản phẩm.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng gợi ý về việc kết nối các sản phẩm nông sản vào tiêu thụ trong các khu công nghiệp của tỉnh. Để tăng cường hiệu quả, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng cho rằng qua mỗi diễn đàn, cần có một doanh nghiệp đứng ra làm vai trò kết nối để đem lại những kết quả cụ thể hơn trong thời gian tới, nếu có vướng mắc nào thì Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp tháo gỡ nhanh nhất có thể.

“Qua đó, có thể giúp các nhà sản xuất và nhà phân phối, thu mua xích lại gần nhau hơn”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam kết luận.

10h50

Kết nối cung cầu nông sản đi vào thực chất hơn nhờ diễn đàn

Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương hy vọng thông qua diễn đàn, việc kết nối cung cầu nông sản đi vào thực chất hơn và mang lại lợi ích cho mọi người.

“Cũng qua sự kiện ngày hôm nay, bản thân tôi nhận thấy thiếu sót vì chưa làm tốt nhiệm vụ của mình để các HTX, doanh nghiệp và người nông dân của tỉnh Bình Dương tiếp cận thị trường tốt hơn. Trong thời gian tới, khi dịch bệnh bớt đi, chúng tôi rất mong tiếp các doanh nghiệp đến Bình Dương để tìm hướng đi chuyên nghiệp hơn, tạo ra chuỗi cung cấp sản phẩm hiệu quả”, ông Dũng chia sẻ.

10h40

Giới thiệu chủ đề Diễn đàn kết nối 970 các tuần tới

Thay mặt Tổ điều hành của Diễn đàn kết nối 970, ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp giới thiệu chủ đề của phiên làm việc thứ 7 là về các sản phẩm của Đồng Tháp. Phiên thứ 8 là kết nối tiêu thụ nông sản giữa 31 tỉnh, thành phố với Hà Nội. Tuần kế tiếp, chủ đề dự kiến là đầu vào sản xuất cho các tháng cuối năm; hoặc kế hoạch tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp cho mô hình nông nghiệp tuần hoàn.

Ông Hồ đề nghị các đơn vị trong ngành nông nghiệp tăng cường hợp tác với Ban chỉ đạo Phát triển thị trường nông sản, nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị thặng dư cao, giúp đảm bảo thu nhập cho bà con nông dân.

10h35

"Luồng xanh" có còn cần thiết?

Thông qua diễn đàn, chúng tôi nhận được một ý kiến rất thiết thực từ ông Bùi Vũ Thọ (Japfa).

Theo đó, ông Thọ băn khoăn "Hiện nay, việc đăng ký luồng xanh có cần áp dụng nữa không?".

Ông Thọ nêu thực tế, cũng 1 chiếc xe đó mà đăng ký từ Nam chí Bắc, đi đủ các vùng miền, "vậy thì luồng xanh có ý nghĩa gì?", ông Thọ nêu câu hỏi và nhắc tới việc các chốt cứ cứng nhắc dựa vào gây nhũng nhiễu cho nhà vận chuyển.

"Tài xế hết hạn giấy test Covid là xe ách lại, trường hợp giấy test có nhưng kế toán ở nhà quên đăng ký lại 'luồng xanh' thì cũng bị ách, mà để vào được hệ thống đăng ký nhiều khi mất cả buổi, xui xui thì cả ngày", ông Thọ bức xúc. "Thử tưởng tượng xe đó đang chở gà con giống hoặc thú sống mà dừng chờ trên 2 tiếng thì hỏi nhà vận chuyển, tài xế có 'lo bạc tóc' không?"

Ông Thọ mong muốn vấn đề rất quan trọng và cấp thiết này được phản ánh đến ngành GTVT để sớm điều chỉnh.

10h25

Hướng trang trại tới nông nghiệp hữu cơ

Ông Phạm Văn Bông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Dương khẳng định, "hướng trang trại tới nông nghiệp hữu cơ là một cách làm mới. Sở NN-PTNT Bình Dương đã xây dựng kế hoạch, dự kiến trình lên UBND vào tháng 11/2021".

Ngoài ra, cũng theo lời ông Bông, Sở NN-PTNT Bình Dương đã phối hợp xây dựng bản đồ vùng trồng, gắn với các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…

Ngành nông nghiệp Bình Dương hứa cam kết phối hợp chặt chẽ với đầu mối thông tin từ Báo Nông nghiệp Việt Nam, để khảo sát các cơ sở HTX đủ điều kiện xuất khẩu trên địa bàn, tiến tới các hoạt động xúc tiến thương mại với Sở Công thương.

10h15

Bình Dương cần vẽ bản đồ quản lý vùng trồng

ong le thanh tung

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT, nêu ý kiến tại diễn đàn.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT, cho rằng: “Tại diễn đàn có nhiều thông tin giữa hai phía: thu mua và sản xuất nông sản. Nhưng chúng ta còn thiếu thông tin để kết nối một cách mạnh mẽ hơn.

Chúng ta phải chỉ được vùng nào trồng cây gì, giống gì, sản lượng ra sao và được chứng nhận cấp nào. Sau diễn đàn, các bên cần gặp gỡ nhau và liên hệ với Cục Trồng trọt để cung cấp thông tin. Qua đó, chúng tôi sẽ phân tích và xem doanh nghiệp, HTX, trang trại nào có thể hợp tác với siêu thị nào, chứ không phải thăm dò ý kiến của nhau".

Cũng theo ông Lê Thanh Tùng, diện tích cây ăn trái của tỉnh Bình Dương năm 2020 chỉ 10.000ha, nhưng có thể trong thực tế sẽ nhiều hơn. 10.000ha này so với 80.000ha cây ăn trái của Tiền Giang thì rất ít, nhưng sự khác biệt là diện tích trang trại và quy mô các hợp tác xã rất lớn, có thể cung ứng lượng hàng hoá lớn theo nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Thứ hai, ở vùng Đông Nam bộ, TP. HCM là nơi sản sinh công nghệ cao, còn sản phẩm công nghệ cao thì lại là thế mạnh của Bình Dương khi diện tích sản xuất trong nhà kính, nhà lưới, thuỷ canh rất lớn so với Đồng Nai, TP. HCM. Các nghiên cứu của Sở Khoa học Công nghệ, Sở NN-PTNT về vấn đề này rất mạnh mẽ, nên chúng ta cần đi sâu vào cái này, hay nói cách khác là nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao.

"Vấn đề là chúng ta cần vẽ bản đồ quản lý vùng trồng để các hợp tác xã, trang trại, hộ nông dân định hướng trong từng mùa vụ", ông Lê Thanh Tùng nhấn mạnh.

10h00

Một số Công ty, HTX tìm đối tác

Thông qua diễn đàn, một số Công ty, HTX sau muốn được kết nối, tìm đối tác. Cụ thể:

- Cty CP Đại Thành, chuyên sản xuất, kinh doanh hạt giống (ngô & lúa); công nghệ máy móc thiết bị không người lái ứng dụng trong SX nông nghiệp (máy bay không người lái phun thuốc BVTV & gieo hạt giống, rải phân bón; trạm giám sát NN thông minh) & kết nối thu mua xuất khẩu nông sản, rất mong được hợp tác với các DN, tổ chức cá nhân, cơ quan chức năng Nhà nước.

Liên hệ: website: https://www.daithanhtech.com & https://www.globalcheck.com.vn - Hotline: 0981 85 85 99

- HTX An Hồng, HTX Mỹ Hiệp sản xuất bắp trái non (50 tấn/ tháng), Bò thịt (xã viên chăn nuôi khả năng cung ứng 500 con/ tháng), xoài tượng da xanh đạt chuẩn VietGAP (mỗi tháng 1.000 tấn), xoài hạt lép 300-500 tấn/ tháng. Rất mong được kết nối các nhà mua, vui long liên hệ Thanh 0917244364.

- HTX Nông Sản Sạch An Lập - Sản xuất bưởi da xanh (tiêu chuẩn VietGAP) - sản lượng 200 - 300 tấn/năm. Rất mong được kết nối với các Công ty, Đơn vị thu mua. ĐT: 0903 74 66 68.

- Warrantek là đơn vị phòng kiểm nghiệm chất lượng/an toàn thực phẩm nông sản (có mặt tại TP. HCM). Rất mong trở thành cầu nối với Tổ công tác 970/doanh nghiệp, HTX cũng như đơn vị thu mua hệ thống siêu thị bán lẻ trong công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm lưu hành. Điện thoại: 0918491918.

- HTX Nông nghiệp Bình Dương chuyên cung cấp vú sữa hoàng kim và mãng cầu Đài Loan. Liên hệ: 0966785149 (Lê Văn Thuận - Giám đốc HTX).

- HTX Hùng Thuận, địa chỉ: xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên. Sản phẩm cung cấp: cam sành với sản lượng khoản 600 tấn cần kết nối tiêu thụ. Người mua có nhu cầu xin liên hệ: 0918542678 (anh Quang).

- Trang trại gà Hoàng Lan, địa chỉ: xã Tân Định,huyện Bắc Tân Uyên. Sản phẩm cung cấp: Trứng gà sạch với số lượng khoảng 40.000 quả/ngày. Người mua có nhu cầu xin liên hệ: 0913688299 (chị Lan).

- Công ty Cổ phần Đất Mới Việt Nhật chuyên kinh doanh dịch vụ quản lý, lưu kho, vận chuyển. Địa chỉ : Lô A2,A3, KCN Dệt May Bình An, Phường Bình Thắng, TP. Dĩ An, Bình Dương. Đối tác có nhu cầu xin liên hệ: 02743739500. Hotline: 0982129090.

- Trại gà Minh Tân Phát, địa chỉ: Xã Minh Tân, Huyện Dầu Tiếng, Bình Dương. Sản phẩm cung cấp:  trứng gà sạch với sản lượng 330.000 quả/ngày. Số điện thoại liên lạc: 0967077879. Email: leduong@thienphatloc.com.vn.

9h40

Kiến nghị giảm lãi suất để duy trì sản xuất

Ông Lê Thanh Phương, Giám đốc Công ty TNHH Emivest Việt Nam, cho biết công ty hiện có nhà máy sản xuất cám, thuốc thú y, giống ở Bình Dương nuôi gà, heo với năng lực cung cấp mỗi ngày trên 100.000 con gà các loại, hơn 1 triệu quả trứng và 2.000 con heo.

Trong đó heo thì có heo hơi và heo giết mổ. Gà thì có tất cả các sản phẩm bao gồm gà hơi, gà làm mát và gà đông lạnh. Trứng thì có trứng bán thô và trứng đóng hộp.

Theo ông Lê Thanh Phương, dựa trên số liệu của Bộ NN-PTNT nói về tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm cả nước một năm tương đương 20 triệu tấn, thì tổng lỗ của các công ty chăn nuôi và nông dân trong nước trong năm 2021 dự kiến cao gấp hơn 10 lần khoản lỗ của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) công bố.

Nguyên nhân dẫn đến chuyện các doanh nghiệp nông nghiệp bị lỗ hôm nay chủ yếu là do lưu thông hàng hoá bị đứt gãy, còn thị trường tiêu thụ có ít đi nhưng không đáng kể. Vì vậy Bộ NN-PTNT thành lập tổ 970 để kết nối cung cầu với nhau, đây là việc làm hết sức ý nghĩa. Nhiều đối tác mới đã biết nhau qua diễn đàn, qua đó tạo ra một cơ hội hợp tác giữa hai bên.

Ông Lê Thanh Phương đưa ra nhận định, từ nay đến tết âm lịch và sau tết, chúng ta không lo về thiếu thực phẩm, đặc biệt là đàn heo tồn rất nghiêm trọng.

Riêng gà trong ngắn hạn sẽ dư, nhưng dài hạn thì gà và trứng sẽ thiếu nghiêm trọng vì hiện nay tất cả các công ty giống đều bị cưỡng bức khai thác đàn gà đẻ thải loại. Và khi thị trường mở cửa trở lại thì sẽ thiếu hụt.

Ông Lê Thanh Phương đề nghị chính quyền ưu tiên tiêm vacxin cho công nhân tại các cơ sở chăn nuôi đầy đủ để ổn định người lao động, và ngân hàng nên giảm lãi suất để người chăn nuôi duy trì sản xuất và tái đàn.

9h25

Trang trại Lâm Thành Thương tìm đầu ra cho sản phẩm

Ông Lâm Thành Thương, chủ trang trại Lâm Thành Thương, mong kết nối với chuỗi siêu thị để tìm đầu ra cho sản phẩm cam, quýt, bưởi. Vào dịp Tết năm nay, trang trại có khoảng 400 tấn nông sản mong muốn tìm đầu ra ổn định.

9h20

Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam NutriMart tìm đối tác

z2830515014657_daea92679e4b3667544914dcbbf9d0d2

9h15

Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ bảo quản dưa lưới

Theo bà Ngô Tường Vy, Phó Tổng giám đốc Công ty Chánh Thu, khoảng hơn 1 năm trước, Công ty Chánh Thu đã về làm việc với Bình Dương để nghiên cứu đưa trái bưởi xuất khẩu đi thị trường Mỹ. Theo bà Vy, vùng nguyên liệu bưởi của Bình Dương khá tập trung nên có thể đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu được bưởi sang Mỹ trong năm nay nhưng do dịch Covid-19 nên chưa thực hiện được.

“Sau dịch, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Sở NN-PTNT Bình Dương để liên kết tiêu thụ cho bưởi da xanh, bưởi 5 roi do đây là những sản phẩm mà thị trường châu Âu, thị trường Mỹ rất ưa thích”, bà Ngô Tường Vy cho biết và chia sẻ thêm hiện nay, giá cả của sản phẩm bưởi ở Bình Dương có thể cạnh tranh tốt tại các thị trường này do có lợi thế trong quá trình vận chuyển.

Với thị trường Trung Quốc, bà Vy cho rằng sản phẩm dưa lưới đang được nhiều siêu thị của họ quan tâm. Trong khi đó, tại Bình Dương có đơn vị cung cấp được 100 tấn/tháng nên Công ty Chánh Thu sẽ tiếp tục làm việc để kết nối với thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, mặt hàng này vẫn đang gặp khó khăn do sản phẩm dưa lưới giống Nhật hiện nay giá cao và quá trình bảo quản chưa được nghiên cứu sâu nên khó cạnh tranh với dưa nội địa Trung Quốc.

“Do đó, Chánh Thu mong muốn Bình Dương với diện tích và sản lượng lớn, có thể đề xuất với Bộ NN-PTNT và các đơn vị công nghệ để nghiên cứu sâu về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, không chỉ cho thị trường Trung Quốc mà còn nhiều thị trường quốc tế khác và cả phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước”, bà Ngô Tường Vy nhấn mạnh.

Với sầu riêng, đại diện Công ty Chánh Thu cho biết đang đầu tư nhà máy công suất lớn tại Đăk Lăk với công nghệ tiên tiến, hướng về chế biến sâu và trong tương lai có thể mở rộng thêm các dây chuyền chế biến sâu về dưa lưới cho Bình Dương.

9h10

Số hóa giúp phát triển thị trường, thương mại thông suốt

giai-phap-txng-cho-thuc-pham-viet

Ảnh minh họa.

Công ty TNHH Sorimachi Việt Nam có sản phẩm nổi bật trong nông nghiệp là nhật ký điện tử. Đây là ứng dụng có nhiều tính năng, trong đó có chức năng tạo mã QR Code, giúp người bán và người mua dễ truy xuất thông tin.

Với người quản lý, ứng dụng có chức năng thống kê, dự báo, tính toán thời điểm thu hoạch, sản lượng của nông sản. Dựa vào đó, họ có thể tính toán chi phí sản xuất và điều chỉnh lượng thuốc BVTV, phân bón, đồng thời đăng ký điểm bán.

Mục tiêu của Sorimachi là tích hợp dữ liệu từ khâu sản xuất, thu hoạch, đóng gói giúp các công tác phát triển thị trường, thương mại được thông suốt. Hiện công ty thí điểm ứng dụng trên 20 điểm. Người dân chỉ cần điện thoại, máy tính kết nối Internet là sử dụng được.

Thời gian tới, Sorimachi sẽ đưa sản phẩm này lên trang https://htx.cooplink.com.vn của Diễn đàn kết nối 970, đồng thời tạo dữ liệu tiền đề cho cơ quan quản lý xây dựng mã số vùng trồng.

9h05

Bà Lê Thị Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Ớt Chuông (Đức Trọng, Lâm Đồng) chia sẻ: Hiện nay Công ty đang có một số mặt hàng nông sản chủ lực kinh doanh nhiều năm qua là ớt chuông và rau, củ, quả trồng trong nhà kính. Hiện công ty đang liên kết sản xuất với hàng trăm hộ nông dân diện tích 50 – 60ha và kết nối với một số công ty trung gian/trực tiếp xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài.

Thông qua diễn đàn, bà Lê Thị Hoa mong muốn nhận được sự hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm được sản xuất theo công nghệ cao đang bị ách tắc.

“Nhiều năm nay chúng tôi loay hoay tìm kênh phân phối phù hợp để chuyển đổi cây trồng khi thu hoạch hết ớt chuông trong nhà lồng. Rất mong được sự hỗ trợ, giúp đỡ để kết nối với kênh siêu thị”, bà Hoa nói.

9h00

Các doanh nghiệp chào hàng, kết nối tiêu thụ nông sản

Thông qua diễn đàn, một số doanh nghiệp muốn chào hàng, kết nối tiêu thụ nông sản. Cụ thể:

- Công ty TNHH MTV TRÀ DÂY CAO BẰNG mong muốn được hợp tác. ĐT: 0902 767 535

- Macca Hoài Anh sản phẩm OCOP Lâm Đồng, chất lượng vượt trội muốn tìm đối tác. ĐT: 0988341209

- Công ty TNHH Thuận Nhiên Minh Bạch (TNMB) là nhà phân phối của các thương hiệu trong nước và nước ngoài trong các ngành nông nghiệp, thực phẩm, mỹ phẩm, thời trang, thủ công mỹ nghệ,.. với các tiêu chuẩn đạt an toàn, hữu cơ và tự nhiên.

Liên hệ: thuannhienminhbach.com / facebook.com/thuannhienminhbach / thuannhienminhbach88@gmail.com / 0378638464 zalo

Địa chỉ: 514 Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội 08 Yên Hoa, quận Tây Hồ, Hà Nội

- HTX Quảng Phúc Chuyên đặc sản Mắm Cáy, Rươi muốn chào hàng vào các siêu thị Sài Gòn Co.op tại Bình Dương. http://www.chieucoiquangphuc.com/

- Công ty TNHH thương mại, dịch vụ và sản xuất Linh Sơn, chuyên sản xuất các sản phẩm sữa hạt như sữa bắp, sữa dừa, sữa gạo, sữa rau củ quả các loại, trà sữa... đóng chai. Rất mong có cơ hội được hợp tác và được doanh nghiệp giúp đỡ tiêu thụ, phân phối sản phẩm.

Hotline: 0986139739 Địa chỉ:74 Lộc Yên xã Phú Lộc Krongnang Đak Lak. Gmail: caphedacsanrofc@.gmail.com

- Cafe Đăng Nguyễn - cà phê mộc nguyên chất ,sản phẩm OCOP, huyện Phú Giáo, Bình Dương, Điện thoại: 0345690048

9h00

Đăng ký chào hàng online vào hệ thống siêu thị Saigon Co.op

z2830440807092_82547edf928d7248e61d341dd5e8b3da

Hướng dẫn các HTX cách chào hàng với Saigon Co.op.

Ông Ao Hàng Hải, Trưởng bộ phận thu mua của hệ thống Saigon Co.op cho biết, tại tỉnh Bình Dương, rất nhiều sản phẩm từ các nhà cung cấp đã cung ứng cho hệ thống Saigon Co.op rất tốt, như Ba Huân, 3F...

Ông Hải mong muốn bên cạnh các nhà cung cấp hiện có, các đơn vị đang sản xuất kinh doanh, nuôi trồng tại Bình Dương, nếu có nhu cầu thì liên hệ với Saigon Co.op.

"Sau khi tiếp nhận thông tin chào mua, chúng tôi sẽ phối hợp với Văn phòng khu vực Đông Nam bộ đặt tại Bình Dương để khảo sát sản phẩm, hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện các thủ tục để đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng cả nước. Đồng thời, Saigon Co.op mong muốn hỗ trợ bà con, hợp tác xã quy hoạch vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước để có thể đưa hàng vào siêu thị", ông Hải nói.

Trả lời câu hỏi của ông Phú – Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Sản xuất Tỏi đen về thời gian được phản hồi sau khi chào hàng online qua hệ thống của Saigon Co.op, ông Hải cho biết: “Quá trình này chỉ mất khoảng 10 ngày”.

Về thông tin sản phẩm tỏi đen của Công ty đã được cấp chứng nhận chất lượng FDI của Mỹ, ông Hải cho biết, đây là một trong những ưu tiên để sản phẩm của công ty được vào hệ thống siêu thị.

8h50

Central Retail ưu tiên sản phẩm có thời gian vận chuyển ngắn

Khi nhận câu hỏi về điều kiện, thủ tục để các mặt hàng nông, thủy sản vào chuỗi siêu thị, ông Paul Lê, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail đưa ra yêu cầu số một là thời gian vận chuyển phải ngắn.

“Chúng tôi sẽ ưu tiên những sản phẩm có thời gian vận chuyển khoảng hai, ba ngày. Bởi đó sẽ là yếu tố để Central Retail tập trung tiếp thị và đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng”, ông Paul cho biết.

Cũng theo ông Paul, Central Retail chọn đưa các mặt hàng lương thực, thực phẩm vào siêu thị dựa theo hai bước. Đầu tiên, là chiến lược của tập đoàn. Hai, là chất lượng của sản phẩm. Chuỗi bán lẻ này ưu tiên sản phẩm tươi sống. Ngoài ra, Central Retail sẽ bố trí để một bộ phận chủ động để liên hệ với các HTX khi có nhu cầu.

8h45

Công ty CP Ba Huân mong đồng hành cùng các siêu thị

Theo đại diện Công ty CP Ba Huân, qua diễn đàn hôm nay, công ty sẽ có cơ hội tiếp cận, kết nối thêm để tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay, công ty có một trang trại sản xuất trứng gia cầm công nghệ cao ở Bình Dương với hơn 700.000 ngàn con gà, sản lượng cung cấp hàng ngày trên 1 triệu quả cho TP.HCM, Bình Dương và nhiều địa phương lân cận.

“Chúng tôi mong muốn được đồng hành cùng các siêu thị để phát triển thêm về các sản phẩm cao cấp liên quan đến trứng bên cạnh tiêu thụ sản phẩm truyền thống”, đại diện đơn vị này cho biết thêm.

8h40

Phối hợp, liên kết đưa hàng lên kệ các siêu thị

thu truong Nam

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam yêu cầu Tổ điều hành diễn đàn phối hợp các đơn vị, giới thiệu cụ thể các HTX để các siêu thị phối hợp, liên kết, đưa hàng lên kệ. Hiện nhiều HTX chưa biết Sài Gòn Co.op đã có mặt ở Bình Dương.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị UBND tỉnh Bình Dương trình bày cụ thể phát triển nông nghiệp hữu cơ, phát triển du lịch nông thôn.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp đề nghị tỉnh nói rõ chủ trương, cơ chế, chính sách, tạo tiền đề cho Bộ NN-PTNT có cơ sở để tổ chức hội thảo vào tháng 11, về việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn.

8h35

Bình Dương mở 20 điểm kết nối, tiêu thụ nông sản thông qua tổ công tác

Ông Phạm Văn Bông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Dương cho biết, Tổ công tác hỗ trợ sản xuất, kết nối cung cầu và tiêu thụ nông sản của tỉnh đã triển khai bán hàng tại 20 điểm. Lượng hàng cung ứng hàng ngày khoảng 6 tấn rau, củ, quả; 300-350kg thịt; 27.000 trứng/điểm. Đồng thời tổ chức các chuyến xe bán hàng lưu động tại các huyện, thị xã, thành phố.

Bên cạnh đó, đã hỗ trợ các HTX, trang trại triển khai kênh bán lẻ online trên facebook/zalo, giao hàng trực tiếp đến các đầu mối đặt hàng, đã hỗ trợ tiêu thụ nông sản tồn cục bộ với 150 tấn chuối; 250 tấn dưa lưới; 250 tấn bưởi; 50 tấn rau; 90 tấn nấm bào ngư.

Được biết đến là một tỉnh công nghiệp, với tỷ trọng GDP nông nghiệp chỉ hơn 3%, nhưng Bình Dương rất quan tâm tới ngành nông nghiệp, hướng tới phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững. Hiện tỉnh có 4 khu nông nghiệp công nghệ cao, trên 69% tổng đàn gia cầm, 65% tổng đàn gia súc và 5.435ha trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; trong có gần 600ha sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ.

8h25

Hệ thống siêu thị GO/Big C tăng tỷ lệ hàng địa phương

Theo ông Lê Hoàng Anh, Giám đốc điều hành GO/Big C, tập đoàn có được thành công là do hợp tác với các nhà cung cấp và chính quyền địa phương và luôn có xu hướng tăng tỷ lệ hàng địa phương trong siêu thị.

Tại Bình Dương, hệ thống siêu thị GO/Big C đã làm việc với nhiều nhà cung cấp và tiếp tục tìm kiếm thêm các nhà cung cấp tiềm năng mới trên địa bàn tỉnh.

Ông Paul Lê, Phó Chủ tịch Central Retail Việt Nam cho biết thêm ngày thứ 2 tới sẽ hoạt động lại ở một số địa phương, trong đó có Bình Dương. Do đó, Tập đoàn Central Group sẽ tăng cường kết nối với các nhà sản xuất, nông dân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khi hoạt động trở lại.

8h15

Kênh phân phối nông sản truyền thống bị đứt gãy do đóng cửa chợ

z2830347856973_b2fa0ebfd8b702f53c3a9a5198f18162

Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - phát biểu tại diễn đàn.

Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết: tình hình dịch bệnh của tỉnh đang có chiều hướng đỡ phức tạp. Có hơn 90% danh nghiệp trong các khu không nghiệp trở lại hoạt động với khoảng 40% công suất. Các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp cũng đang đăng ký để trở lại hoạt động theo trạng thái tình hình mới.

Cũng theo ông Dũng, trong quá trình thực hiện các quy định phòng chống Covid-19, ngành sản xuất nông nghiệp đã gặp không ít khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

Đối với phân khúc tiêu thụ có hợp đồng ổn định (siêu thị, bếp ăn, trường học, doanh nghiệp,....): bị giảm đơn hàng hoặc hủy đơn hàng do sức tiêu thụ của các kênh này giảm, các nhà máy trường học tạm ngưng hoạt động.

Đối với phân khúc tiêu thụ truyền thống: bị đứt gãy kênh phân phối do đóng cửa chợ đầu mối, chợ truyền thống (phân khúc tiêu thụ này chiếm trên 60% lượng sản phẩm nông sản Bình Dương).

“Giai đoạn hiện nay, mặc dù các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân dần dần được phục hồi, tuy nhiên sức mua thị trường vẫn ở mức thấp, nhiều sản phẩm nông sản vẫn chưa phục hồi được chuỗi cung ứng hoàn toàn, giá bán giảm đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cũng như khả năng tái sản xuất cho chu kỳ sản xuất tiếp theo”, ông Dũng chia sẻ.

Thời gian qua, được sự quan tâm Bộ NN-PTNT, đặc biệt là Tổ công tác 970 đã thường xuyên cập nhật tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các tỉnh, kết nối hỗ trợ các tỉnh đảm bảo nguồn cung ứng nông sản và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản của các tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh xác định sản xuất nông nghiệp vẫn luôn là ngành sản xuất quan trọng, cần tiếp tục phát triển ổn định bền vững trong thời gian tới.

Vì vậy, hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông sản Bình Dương ngày hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, là một nơi để người sản xuất giới thiệu những sản phẩm ưu tú, chất lượng mình đã làm ra bằng cả tâm huyết, cũng là nơi để người sản xuất lắng nghe yêu cầu của thị trường để có cơ sở điều chỉnh quá trình sản xuất của mình, tiếp tục cải tiến, điều chỉnh để tiếp tục cung ứng cho thị trường những sản phẩm chất lượng hơn, tính cạnh trạnh cao hơn.

8h05

z2830322448268_781a0f0c4a497078c2cae7491381a57a

Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại đầu cầu 14 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết, từ yêu cầu thực tiễn của hoạt động kết nối sản xuất tiêu thụ nông sản; từ những đứt gãy chuỗi cung-cầu trong đại dịch Covid, thời gian vừa qua, Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 đã liên tục tổ chức các phiên Diễn đàn kết nối với các địa phương, vùng miền trong cả nước, trong đó có khu vực phía Nam với TPHCM và các tỉnh ĐBSCL – nơi chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề và tác động sâu sắc bởi đại dịch.

Các phiên diễn đàn với sự tham gia của lãnh đạo chính quyền địa phương, các sở ban ngành, đặc biệt là sự tham gia của các cơ sở, đơn vị sản xuất với các DN chế biến, tiêu thụ nông sản, các hiệp hội, DN ngành hàng, hệ thống các chuỗi siêu thị bán sỉ bán lẻ lớn trên cả nước đã thực sự tạo ra được không gian, điểm đến gặp gỡ để các bên cung - bên cầu tìm hiều, trao đổi kí kết hợp tác giao thương giữa người mua và người bán.

Qua đó, góp phần hạn chế được những tổn thương, đứt gãy trong chuỗi sản xuất tiêu thụ; góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, duy trì hoạt động kinh tế của các địa phương, cũng như các tổ chức, cá nhân, đơn vị.

"Sự quan tâm, tham gia vào cuộc của lãnh đạo các địa phương, các đơn vị, DN với Diễn đàn 970, cùng những kết quả trên thực tế qua mỗi phiên Diễn đàn là động lực, tiếp sức để Tổ điều hành Diễn đàn 970 chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các phiên diễn đàn tiếp theo", ông Nguyễn Ngọc Thạch cho biết.

Cũng theo Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu địa phương và các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, được sự chỉ đạo, định hướng từ lãnh đạo Bộ NN-PTNT, của Lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Tổ Điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970 đã phối hợp với các cơ quan của tỉnh và thống nhất tổ chức phiên Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản tỉnh Bình Dương.

Hiện nay, bên cạnh thế mạnh Công nghiệp, tỉnh Bình Dương cũng luôn quan tâm, chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch, tái cơ cấu, qua đó đã thu được nhiều kết quả rất lớn trong lĩnh vực nông nghiệp.

"Chính vì vậy, Diễn đàn kết nối tỉnh Bình Dương hôm nay, với sự quan tâm, vào cuộc mạnh mẽ của Bộ NN–PTNT và lãnh đạo tỉnh Bình Dương; sự hiện diện với tinh thần hợp tác cao, đầy trách nhiệm của các nhà sản xuất, của các DN cung ứng, tiêu thụ và phân phối, chúng tôi tin tưởng rằng, Diễn đàn sẽ thực sự hữu ích và thu được nhiều kết quả", ông Nguyễn Ngọc Thạch nói.

Phiên Diễn đàn hôm nay có sự tham dự, đưa tin của các phóng viên báo chí; Thông tin trên diễn đàn, đang được báo Nông nghiệp Việt Nam tường thuật trực tiếp trên trang nongnghiep.vn; ngoài ra, Tổ Điều hành diễn đàn cũng thiết lập hệ thống thông tin trên các trang Fanpage, YouTube, Facebook và cả nhóm zalo của Diễn đàn.

Do vậy, ngoài những ý kiến phát biểu, tham luận trực tiếp tại Diễn đàn, quý vị có thể tham gia đóng góp ý kiến, chia sẻ thông tin trên các công cụ kết nối thông tin do Báo Nông nghiệp Việt Nam và các thành viên Diễn đàn kết nối 970 thiết lập.

  • Tags:
Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm

Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Viện Cây ăn quả miền Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tiền Giang Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) vừa tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Viện 1994 - 2024.