| Hotline: 0983.970.780

Khách đổ xô đến Hội chợ “Tam nông” Nam Bộ

Thứ Tư 22/01/2014 , 10:15 (GMT+7)

Hội chợ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt và thu hút rất đông khách tham quan nhờ những nét riêng độc đáo.

“Hội chợ nông nghiệp nông dân nông thôn Nam bộ 2014” đã nhận được sự quan tâm đặc biệt và thu hút rất đông khách tham quan nhờ những nét riêng độc đáo. Hội chợ diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh, kéo dài đến 25/1.


Rất đông khách hàng ghé thăm các gian hàng và thưởng thức sản vật của địa phương tại “hội chợ Tam Nông”.

Theo ông Đỗ Văn Sỹ, Trưởng BTC Hội chợ, hưởng ứng cuộc vận động về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hội chợ được nhiều khách tham quan đánh giá là phong phú, đa dạng khi trưng bày, giới thiệu nhiều loại nông, lâm, thủy sản đặc sản; hoa, cây cảnh; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; các loại trái cây nổi tiếng như bưởi Tân Triều, Nhân Hòa (Đồng Nai), bưởi da xanh (Bến Tre)…

Hội chợ có qui mô nhỏ, với chỉ gần 70 gian hàng của 90% các đơn vị Hội nông dân đến từ 9 tỉnh thành khu vực phía Nam như miền Đông Nam bộ, ĐBSCL và TP.HCM tham gia.

Tuy nhiên, hội chợ này thực sự đi vào chất lượng, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống và các loại sản vật quê hương được sản xuất từ chính đôi bàn tay và sự sáng tạo độc đáo của người nông dân.

Ở khu trưng bày ngoài trời, khách tham quan đổ xô đến “ngắm” rất nhiều sản vật, món ăn độc đáo tại gian hàng của Hội nông dân tỉnh An Giang.


Gian hàng của Hội nông dân tỉnh An Giang trưng bày nhiều sản vật độc đáo.

Anh Nguyễn Thanh Tùng, Phó Ban kinh tế Hội nông dân tỉnh An Giang, quản lý gian hàng cho biết An Giang có khoảng 20 mặt hàng sản phẩm, là sản vật đặc sản độc đáo của làng nghề An Giang, do chính đôi bàn tay người nông dân sang tạo và sản xuất ra...

Theo anh Tùng, mặc dù tất cả các sản phẩm đều do người dân địa phương làm ra nhưng chất lượng không thua kém bất cứ doanh nghiệp nào và nhiều sản phẩm vừa đạt giải hội thi sáng tạo KHKT cấp tỉnh.

Cụ thể như các loại sản phẩm đặc sản của người Chăm gồm lạp xưởng bò (tiếng dân tộc là Tung lò mò), hay cốm dẹp; các sản phẩm từ cây thốt nốt như nước, đường, bánh bò thốt nốt, bánh phồng khoai mì, khô cá lóc Núi Sập...

Anh Tùng đặc biệt hào hứng với sản phẩm gạo sạch mùa nước nổi. Đây là loại gạo được người nông dân sản xuất hoàn toàn không sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Cây lúa chỉ hút dinh dưỡng từ phù sa mùa nước nổi và để trồng được loại lúa này phải mất trong thời gian khoảng 6 tháng mới cho thu hoạch.

Trong khi các loại lúa cao sản cho năng suất từ 6 - 8 tấn/ha thì loại lúa mùa nước nổi này chỉ đạt năng suất khoảng 1,5 - 2 tấn/ha.

Đổi lại, phẩm chất hạt gạo này rất ngon, thơm, cơm mềm…, được người dân địa phương canh tác và sử dụng từ 20 năm trước.

Bên cạnh đó, những gian hàng của làng bưởi Tân Triều (Đồng Nai) với nhiều món được “chế” từ bưởi như rượu bưởi, gỏi bưởi… nổi tiếng và thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan thưởng thức.


Bưởi Tân Triều (Đồng Nai) cũng được khách hàng rất ưa chuộng tại hội chợ này.

Gian hàng của Hội nông dân tỉnh Bến Tre lại chọn trưng bày triển lãm hàng trăm loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo của xứ dừa. Các loại hoa, cây cảnh, lá tươi nghệ thuật… là thế mạnh của người nông dân miệt vườn rất khéo tay sáng tạo và sản xuất ra.

Những “món” hoa cảnh Ngọc Minh Châu, Thu Hải Đường hay Mai Vạn Phúc… lần đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam thực sự là điểm nhấn trong gian hàng tỉnh Bến Tre.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm