| Hotline: 0983.970.780

Khai mạc Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản

Thứ Bảy 11/06/2016 , 19:50 (GMT+7)

Ngày 11/6, Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản lần thứ 9 đã khai mạc tại công viên Yoyogi ở Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.


Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản lần thứ 9 khai mạc tại công viên Yoyogi ở Thủ đô Tokyo, Nhật Bản

 

Tham dự Lễ khai mạc có nhà sáng lập Lễ hội Việt Nam, Cựu Quốc vụ khanh Ngài Mtsuda Iwao, Trưởng Ban tổ chức phía Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, ông  Huỳnh Vĩnh Ái, Chủ tịch Đảng Công Minh, Thượng nghị sĩ ông Yamaguchi Natsuo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Hạ nghị sỹ, Ngài Kikawada Hitoshi, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, Hạ nghị sỹ Tomioka Tsutomu, Thứ trưởng Bộ Môi trường Kobayashi Masaaki, Đại diện Đại sứ quán một số nước tại Nhật Bản, cùng hàng ngàn người Nhật Bản, người Việt Nam và 1 số nước đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.

Mở đầu Lễ khai mạc, Nhà sáng lập Lễ hội Việt Nam, Cựu Quốc vụ khanh Ngài Matsuda Iwao đã nêu bật ý nghĩa của Lễ hội trong suốt chặng đường 9 năm qua, khẳng định Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản đã trở thành sự kiện đáng nhớ của nhiều người dân Nhật Bản.

Ông cũng hy vọng Lễ hội sẽ tiếp tục lâu dài đóng góp chung vào tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước.

Thay mặt Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Việt Nam, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái thể hiện sự vui mừng chứng kiến mỗi năm Lễ hội Việt Nam lại càng thêm phần khởi sắc, cho rằng những sắc màu đa dạng của Lễ hội chính là biểu tượng cho tình hữu nghị và sự hợp tác ngày càng phát triển giữa hai đất nước sau 43 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với những thành tựu hợp tác to lớn trên hầu hết các lĩnh vực.


Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Việt Nam Huỳnh Vĩnh Ái phát biểu tại Lễ khai mạc.

 

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nói: « Tôi mong muốn và tin tưởng rằng, mỗi một tiết mục nghệ thuật, mỗi sản phẩm văn hoá, mỗi món ăn và mỗi con người Việt Nam – Nhật Bản có mặt trong Lễ hội năm nay sẽ là một sứ giả văn hoá, sứ giả hữu nghị gắn kết hai dân tộc chúng ta, đưa quan hệ hai nước xứng tầm với quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á mà Lãnh đạo hai nước đã cam kết. »

Sau Lễ cắt băng khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường đã tuyên bố khai mạc Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản năm 2016.

Tham gia vào Lễ hội lần này, bạn bè Nhật Bản và quốc tế ngoài việc được thưởng thức những món ăn ngon truyền thống của Việt Nam, mua sắm những đồ thủ công mỹ nghệ, lần đầu tiên sẽ  được xem không gian triển lãm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đây có thể coi là điểm nhấn của  Lễ hội lần này.

Trong suốt lễ hội, các nghệ sĩ Nhật Bản và Việt Nam sẽ mang đến những tiết mục đặc sắc, mang đậm hồn Việt và phong cách Nhật Bản. Các ca sĩ Uyên Linh, Trang Pháp… của Việt Nam sẽ tham gia biễu diễn tại Lễ hội.

Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản lần thứ 9 có khoảng hơn 110 gian hàng, bao gồm quầy ẩm thực và các gian trưng bày hàng hóa, đồ thủ công mỹ nghệ. Khách tham quan có cơ hội được thưởng thức các hương vị ẩm thực của Việt Nam, các chương trình văn hóa, âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc.

Theo Ban tổ chức, Lễ hội năm nay sẽ thu hút khoảng 200.000 người tham dự, tương đương với số người tham gia Lễ hội Việt Nam năm 2015.

Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 như một sự kiện kỷ niệm 35 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, qua năm 2013 kỷ niệm 40 năm, sang đến năm nay đã là năm thứ 9.

Lễ hội mỗi năm là dịp để giới thiệu và trải nghiệm một "Việt Nam hôm nay", sống động như chính tại Việt Nam, với các vật phẩm thủ công mỹ nghệ và loại hình nghệ thuật biểu diễn tiêu biểu cho văn hóa truyền thống Việt Nam như "áo dài" hay ẩm thực vốn đã được công chúng Nhật Bản đón nhận và đánh giá cao lâu nay, những tiết mục biểu diễn của các nghệ sĩ mới đang được yêu chuộng ở cả hai nước, hàng loạt món ăn ngon và bổ dưỡng của Việt Nam lại phù hợp với khẩu vị của người Nhật.

Viet Nam Festival 2016 năm nay sẽ tiếp tục là nơi giao lưu và giới thiệu về nền văn hóa đa dạng của Việt Nam, thông qua ẩm thực, thủ công mỹ nghệ, âm nhạc và du lịch, nhằm mang đến cho quý vị và các bạn thật nhiều trải nghiệm phong phú về Việt Nam.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:


Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường cùng phu nhân và các đại biểu

 


Chủ tịch Đảng Công Minh và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản tới dự Lễ hội.


Các đại biểu tham gia Lễ khai mạc

 

 


Quang cảnh khu vực Lễ hội

VOV.vn

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm