Sáng 14/7, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm về lĩnh vực người lao động, người có công và xã hội, triển khai thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định 23/QĐ-TTg.
Nguy cơ đứt gãy chuỗi nguồn lao động trở nên hiện hữu
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhận định: ‘Trong bối cảnh khó
Trong 6 tháng đầu năm có 412.733 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, bằng 79,8% so với cùng kỳ năm 2020; 380.636 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2020; 912.886 lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm, tăng 59,1% so với cùng kỳ năm trước và 10.651 người được hỗ trợ học nghề, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
khăn do Covid-19, cả nước đã thực hiện mục tiêu kép, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận: Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, đời sống nhân dân cơ bản ổn định, an sinh xã hội đảm bảo, đặc biệt là việc làm được duy trì’
Theo đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH, sự bùng phát lần thứ tư của dịch Covid-19 đã đẩy 1,8 triệu người lao động trên phạm vi cả nước vào tình trạng không có việc làm.
Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Đợt dịch này đã xâm nhập và tác động vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung một lượng lớn lao động (khoảng 4 triệu người), có các doanh nghiệp lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế, thu ngân sách.
Một số ngành như giao thông vận tải, hàng không, du lịch, khách sạn, giải trí, bán lẻ, văn hóa, thể thao bị ảnh hưởng nặng nề, mất đi đà phục hồi của năm 2020 và sẽ chịu tác động mạnh mẽ hơn.
Dịch Covid-19 bùng phát không chỉ có nguy cơ đứt chuỗi cung ứng nguyên vật liệu mà còn khiến nguy cơ đứt gãy chuỗi nguồn lao động trở nên hiện hữu.
Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp 2,42 %, tỷ lệ thiếu việc làm 2,6 %. Riêng khu vực phi chính thức chiếm trên 60%. Lao động tự do bị ảnh hưởng lớn, nhất là ở những khu vực đô thị.
Nhanh chóng triển khai chính sách hỗ trợ
Trong bối cảnh đó, việc ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg có ý nghĩa rất lớn, được dư luận đồng tình với những chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động được ban hành.
Trên cơ sở bám sát tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, bài học kinh nghiệm từ việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ, Nghị quyết số 68/NQ-CP được xây dựng dựa trên nguyên tắc hỗ trợ kịp thời; các tiêu chí, điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động dễ tiếp cận chính sách; phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai; đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện, cụ thể:
Về thủ tục, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg đã giảm thủ tục xét duyệt hỗ trợ từ 25 ngày xuống còn 5 ngày của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều thủ tục khác giảm từ 40 ngày xuống còn 7 ngày.
Về đối tượng, tập trung hỗ trợ đối tượng người lao động và người sử dụng lao động để đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Điều kiện hỗ trợ, giảm thời gian tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương xuống còn 15 ngày; bỏ quy định doanh thu kê khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm đối với các hộ kinh doanh, chỉ quy định dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên; giảm điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất từ 50% lao động xuống còn 15% lao động; giảm điều kiện vay trả lương ngừng việc, bỏ điều kiện chứng minh doanh thu hoặc tài chính của doanh nghiệp và giảm điều kiện ngừng việc xuống còn 15 ngày.
Bổ sung nhiều chính sách mới như: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động ngừng việc; hỗ trợ trẻ em, lao động đang mang thai, đang nuôi con nhỏ; hỗ trợ đối với người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0) và người phải thực hiện cách ly y tế (F1); hỗ trợ đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) và hướng dẫn viên du lịch; cho vay trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh.
Giao lại cho các địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của từng địa phương để xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ.
Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung hoan nghênh thành phố Hồ Chí Minh trong 3 ngày thực hiện Chỉ thị 16, đã triển khai giải ngân khoảng 100 tỷ đồng, 226.000 lao động tự do sẽ được giải ngân xong việc hỗ trợ trong ngày 14/7. Từ 15/7, thành phố Hồ Chí Minh sẽ chuyển sang hỗ trợ đối tượng người lao động có hợp đồng lao động. Dự kiến đến 30/7, việc hỗ trợ theo kế hoạch của thành phố Hồ Chí Minh sẽ hoàn thiện.